Tỏi là một loại nguyên liệu không còn xa lạ trong gian bếp của mỗi gia đình. Vậy bên cạnh việc góp phần thơm ngon ngon món ăn, tỏi còn có tác dụng gì khác? Mời bạn cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu tác dụng của tỏi trong nội dung bài viết dưới đây!
Nguồn gốc và đặc điểm của tỏi
Nguồn gốc của tỏi
Tỏi là một loài cây thuộc họ Hành, có tên khoa học là Allium sativum. Từ thời các nền văn minh lớn như Ai Cập, Babylon, Hy Lạp, La Mã và Trung Quốc. Tỏi đã được biết đến như là một loại gia vị có mùi thơm đặc trưng và là một loại thuốc quý.
Ở nước ta, tỏi được trồng ở các vùng như huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phan Rang (Ninh Thuận), Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Sơn La, Điện Biên,…
Tuỳ vào kỹ thuật canh tác và điều kiện thổ nhưỡng khác nhau mà mùi vị và kích thước của tỏi mỗi vùng cũng khác nhau ít nhiều. Hiện nay, một số gia đình cũng tận dụng khoảng sân nhà hoặc ban công để trồng tỏi.
Đặc điểm của tỏi
Bộ phận của cây tỏi được sử dụng nhiều nhất là củ tỏi, mỗi củ gồm nhiều tép tỏi nằm sát nhau. Trong nền ẩm thực Việt, tỏi thường được sử dụng để làm các loại nước chấm ăn kèm bánh cuốn, bánh xèo, gỏi cuốn, bánh bột lọc,…
Chúng còn được sử dụng nhiều để phi thơm cho các món xào. Ngoài ra, một số món ăn còn dùng tỏi phi hoặc tỏi ngâm giấm để thêm phần thơm ngon, hấp dẫn.
Thành phần dinh dưỡng của tỏi
Trong 1 tép tỏi (3gr) có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Calories: 4.5 calo
- Protein: 0.2gr
- Carbs: 1gr
- Chất xơ: 0.06gr
- Mangan: 2% DV (giá trị dinh dưỡng hằng ngày)
- Vitamin B6: 2% DV
- Vitamin C: 1% DV
- Selen: 1% DV
Ngoài ra còn chứa các chất như canxi, đồng, kali, phốt pho, sắt, vitamin B1,… và một số khoáng chất vết khác.
Tác dụng của tỏi đối với sức khỏe
Tăng cường miễn dịch
Các hợp chất có trong tỏi có khả năng cải thiện hệ miễn dịch. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần đã kết luận rằng sử dụng tỏi trong chế độ ăn hằng ngày giúp giảm số lần mắc cảm cúm 63% so với việc dùng giả dược.
Do đó, để ngăn ngừa bệnh cúm hay cảm nhẹ thông thường, bạn đừng quên bổ sung tỏi trong các món ăn của mình nhé.
Cải thiện huyết áp cao
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Một nghiên cứu diễn ra trong 24 tuần cho thấy, 600 – 1500mg chiết xuất tỏi có hiệu quả tương tự thuốc Atenolol trong việc giảm huyết áp cao. Liều lượng này tương đương với 4 tép tỏi mỗi ngày.
Xem thêm: Người huyết áp cao nên ăn gì? Các loại thực phẩm tốt cho người huyết áp cao
Giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim
Nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL khoảng 10 – 15%.
Tuy nhiên, họ cũng mới kết luận rằng tỏi chỉ có tác động làm giảm cholesterol xấu LDL chứ chưa chứng minh được việc dùng tỏi có ảnh hưởng gì đến cholesterol tốt HDL và triglycerides hay không.
Cung cấp chất chống oxy hóa
Trong tỏi có chứa các chất chống oxy hoá hỗ trợ cơ thể chống lại các tổn thương gây ra quá trình lão hoá.
Nghiên cứu cho thấy sử dụng tỏi với liều lượng cao sẽ sinh ra các enzyme chống oxy hoá trong cơ thể người, cũng như làm giảm các vấn đề về huyết áp cao.
Ngoài ra, việc dùng tỏi cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer và sa sút trí tuệ.
Giải độc các kim loại nặng
Khi sử dụng tỏi với một lượng đáng kể, các hợp chất sulfur có trong tỏi sẽ bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể tránh nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng.
Một nghiên cứu dài 4 tuần được tiến hành trên các công nhân sản xuất bình ắc quy ô tô – là những người tiếp xúc trực tiếp với chì, cho thấy rằng tỏi giảm lượng chì trong máu đến 19%.
Bên cạnh đó, tỏi cũng làm giảm nhiều dấu hiệu lâm sàng của việc nhiễm độc, bao gồm đau đầu và huyết áp.
Cải thiện sức khỏe xương
Thực phẩm như tỏi và hành tây có tác dụng hữu ích đối với bệnh viêm xương khớp. Một nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy, một liều chiết xuất tỏi khô hàng ngày (tương đương với 2 gram tỏi sống) làm giảm đáng kể dấu hiệu thiếu hụt estrogen.
Một nghiên cứu khác trên chuột cũng cho thấy rằng, dùng tỏi có thể giảm khả năng mắc bệnh loãng xương thông qua việc tăng hàm lượng estrogen của chuột cái.
Kích thích vị giác
Tác dụng cuối cùng của tỏi không liên quan nhiều đến sức khoẻ nhưng vô cùng quan trọng. Tỏi giúp cho món ăn có vị nồng thơm đặc trưng, nhất là các loại nước sốt, món xào, món mì hay món bánh,…
Bên cạnh đó, tỏi là một nguyên liệu rất dễ tìm. Bạn có thể sử dụng tỏi sống, tỏi băm nhỏ, tỏi phi hay bột tỏi đều tốt cả.
Giảm đường máu
Loại nguyên liệu này là phương thuốc lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường, người có lượng đường máu cao và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là bởi tỏi có tác dụng tăng insulin trong máu.
Kháng khuẩn
Từ 1858, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng tỏi có tính kháng khuẩn. Phát hiện này được tìm ra khi Louis Pasteur nhận ra rằng các tế bào vi khuẩn sẽ bị chết ngay lập tức khi chúng thấm vào tỏi. Trong suốt các cuộc chiến diễn ra, nhất là chiến tranh thế giới thứ 2, tỏi đã được các bác sĩ người Anh sử dụng như một phương thuốc điều trị vết thương.
Cải thiện tiêu hóa
Tỏi đóng có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn nhờ trong tỏi có chứa nhiều chất xơ. Nhờ vậy khi dùng tỏi bạn có thể hạn chế được một số bệnh như táo bón.
Tốt cho thai nhi
Các bác sĩ tại bệnh viện London đã thực hiện nghiên cứu và chỉ ra rằng tỏi có tác dụng tăng trọng lượng cho thai nhi . Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng làm giảm các rủi ro khác trong thai kỳ chẳng hạn như tiền sản giật.
Phòng chống ung thư
Có thể tìm thấy nhiều chất oxy hóa trong tỏi, đây là chất giúp loại bỏ gốc tự do ra khỏi cơ thể. Gốc tự do được xem là nguồn gốc dẫn đến các vấn đề lão hóa và hình thành khối u trong cơ thể.
Tỏi có tác dụng tăng lượng oxy hóa, ngăn ngừa và ức chế các tế bào ung thư trong cơ thể. Vì vậy mà nếu gia đình bạn tiền sử có người bị ung thư thì hãy cân nhắc sử dụng tỏi.
Giàu khoáng chất và vitamin
Trong tỏi chứa hàm lượng khoáng chất như iot, canxi,… cùng nhiều loại vitamin cần thiết như vitamin A, B, C, D, PP,… Điều đặc biệt là dù đã trải qua nhiều quy trình nhưng tỏi hầu như vẫn giữ lại được hết các chất dinh dưỡng có trong nó.
Tốt cho sinh lý nam
Tỏi được xem là trợ thủ đắc lực cho những ai bị nhược dương. Bởi những hoạt chất trong tỏi có khả năng sản sinh ra men nitric oxide synthase – loại men giúp cương dương.
Tỏi sống hay tỏi chín đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để tỏi có thể mang đến hiệu quả cao hơn cho cơ thể, bạn nên giã nhuyễn và sử dụng.
Ăn tỏi nhiều có sao không?
Nguy cơ chảy máu
Do trong tỏi có chất allicin, có tác dụng ức chế quá trình đông máu nên việc ăn quá nhiều tỏi có thể khiến nguy cơ chảy máu tăng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đang sử dụng thuốc kháng đông hoặc sau khi phẫu thuật, vì ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra chảy máu trong, xuất huyết.
Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc có kế hoạch phẫu thuật, KHOEPLUS24H khuyến nghị bạn tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống để tránh sự tương tác giữa tỏi và thuốc.
Gây hôi miệng
Trong tỏi có chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh, khiến cho hơi thở có mùi hôi. Điều này có thể làm bạn mất tự tin hoặc làm cho người khác cảm thấy khó chịu khi nói chuyện cùng. Vì vậy, khi có những cuộc hẹn quan trọng, bạn nên hạn chế ăn các món có tỏi quá nhiều.
Một cách khác để giảm mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi là nấu chín tỏi. Vì khi tỏi được nấu chín, lượng hợp chất lưu huỳnh trong tỏi sẽ giảm đi.
Gây vấn đề về tiêu hóa
Sau khi ăn quá nhiều tỏi, nhiều người có thể gặp phải các triệu chứng như đầy bụng, chướng khí và có thể đau dạ dày. Nguyên nhân được lý giải bởi sự hiện diện của fructan trong tỏi.
Fructan là một loại đường đa có trong tỏi. Trong quá trình tiêu hóa, một phần nhỏ của fructan không thể được hấp thu và chuyển hóa trong ruột non, dẫn đến quá trình lên men và sinh ra khí. Vì vậy, khi ăn quá nhiều tỏi, bạn sẽ gặp các trường hợp như chướng bụng, đầy hơi.
Có hại cho gan
Gan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, có chức năng lọc máu, chuyển hóa và đào thải các chất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, allicin – một hợp chất có trong tỏi, có thể có tác động xấu lên tế bào gan, cụ thể là gây độc. Do đó, nếu bạn ăn nhiều tỏi có thể gây giảm chức năng gan.
Gây tiêu chảy
Tỏi chứa nhiều chất tạo khí của lưu huỳnh, chẳng hạn như SO2, sulfoxit, thiosulfinat,… Và khi lượng chất này trong tồn tại trong cơ thể quá nhiều, có thể gây ra tiêu chảy. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng tiêu chảy, bạn nên xem lại mình có thức ăn nhiều tỏi hay không. Nếu xác định nguyên nhân chính xác, quá trình điều trị có thể trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ợ nóng
Triệu chứng ợ nóng xảy ra khi axit trong dạ dày trào lên thực quản. Thông thường, khi dạ dày co bóp, cơ vòng dưới thực quản co lại, có nhiệm vụ ngăn cho axit không trào lên. Các chuyên gia cho rằng, ăn nhiều tỏi sẽ dẫn đến các tình trạng trào ngược thực quản, gây buồn nôn, ợ nóng do tỏi làm giảm trương lực của các cơ này.
Gây chóng mặt
Không những gây hại cho hệ tiêu hóa, việc ăn quá nhiều tỏi sẽ dẫn đến chóng mặt. Tỏi sẽ làm hạ đường huyết và khi huyết áp giảm, não không còn nhận đủ oxy nên gây ra tình trạng chóng mặt.
Ảnh hưởng thị lực
Việc ăn quá nhiều tỏi sẽ khiến giảm thị lực, nghiêm trọng hơn còn khiến gây mất thị lực. Nguyên nhân hiện tượng xuất huyết trong khoang trước của mắt (khoảng trống giữa giác mạc và mống mắt) có thể xảy ra khi ăn loại nguyên liệu này.
Do đó, người đang bị bệnh về mắt hoặc thị lực kém thì nên hạn chế ăn tỏi. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy mắt khó chịu và có dấu hiệu bất thường, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn.
Lượng tỏi nên dùng trong ngày
Tốt nhất là sử dụng 1 – 2 tép tỏi (khoảng 3 – 6g) mỗi ngày đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn gặp các triệu chứng đã đề cập trên dù đã ăn đúng theo như với lượng khuyến cáo thì hãy giảm lượng tỏi đang sử dụng.
Các đối tượng không nên ăn tỏi
Tỏi rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên các đối tượng dưới đây không nên ăn tỏi:
- Người chuẩn bị phẫu thuật: Trước khi làm phẫu thuật 7 – 10 ngày, đối tượng này không nên ăn tỏi vì sẽ khiến việc cầm máu trở nên khó khăn hơn.
- Người đang dùng thuốc kê đơn: Người đang dùng thuốc kê đơn, nhất là thuốc chống đông thì không nên ăn tỏi. Vì tỏi sẽ làm tăng tác dụng kháng đông và dẫn đến tình trạng xuất huyết rất nguy hiểm.
- Người đang bị chứng rối loạn chức năng gan: Khi đang mắc các vấn đề về gan, việc ăn tỏi sẽ làm giảm tác dụng phụ của thuốc.
- Người có dạ dày không tốt: Người có dạ dày không tốt khi ăn quá nhiều tỏi sẽ bị khó tiêu.
- Người huyết áp thấp: Ăn quá nhiều tỏi sẽ khiến huyết áp bị hạ thấp, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Hướng dẫn ăn tỏi sống đúng cách
Băm nhỏ trước khi sử dụng
Thay vì ăn tỏi nguyên tép, bạn nên dùng tỏi băm bởi vì trong tép tỏi không chứa allicin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn thì enzyme trong tỏi mới sinh ra allicin. Allicin là chất có trong tỏi có khả năng làm giảm viêm và chống oxy hóa.
Không nên ăn lúc đói
Vì tỏi có tính phân huỷ và kích thích niêm mạc dạ dày, ruột rất mạnh, do đó bạn không nên ăn tỏi lúc đang đói. Việc này cực kì bất lợi cho người mắc bệnh về tiêu hoá, viêm loét dạ dày, tá tràng.
Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, bạn không nên ăn tỏi sống vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột làm mạch máu bị tắc nghẽn, phù nề và một số biến chứng khác.
Không sử dụng cho người bị bệnh gan
Những người mắc bệnh về gan cần hạn chế ăn tỏi, do tỏi có tính nóng, vị cay sẽ làm nóng gan, lâu dần sẽ gây hại cho gan.
Ăn tỏi với các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thịt chó, cá trắm, cá diếc, trứng,… thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ RAU CỦ:
- Romanesco broccoli – Súp lơ san hô có tác dụng gì? Chọn mua và cách nấu
- Hạt hickory là gì? Tác dụng của hạt hickory và cách sử dụng
- Nấm keo là gì? Nấm keo có tác dụng gì? Cách phân biệt nấm keo và nấm tràm
Như vậy, thông qua bài viết trên, KHOEPLUS24H đã mang đến cho bạn thông tin về tác dụng của tỏi. Bạn thấy nội dung này có hữu ích hay không? Chia sẻ cho chúng tôi biết với nhé!