Từ xưa đến nay, ngải cứu được xem là thực phẩm tốt cho cơ thể cũng như các bài thuốc trị bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên ngải cứu là gì và các tác dụng của loại cây này bạn đã hiểu rõ chưa? Cùng xem ngay bài viết ngải cứu là gì bên dưới nhé!
Ngải cứu là gì?
Ngải cứu tên tiếng Anh đầy đủ là Latin là Artemisia absinthium, đây được xem là loại cây có chứa giá trị cao và được sử dụng như một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe.
Do đặc tính dễ phát triển ở nhiều vùng khí hậu nên loại cây này dễ dàng trồng được ở nhiều nơi trên thế giới ngoài nơi xuất xứ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Á.
Ngải cứu có phần thân màu xanh bạc hay trắng bạc với lá màu vàng – xanh và hoa có màu sáng hoặc vàng nhạt dạng búp. Trong y học cổ truyền, tất cả bộ phận của cây ngải cứu đều được sử dụng để làm thuốc.
Ngải cứu có tác dụng gì?
Chữa bệnh về xương khớp
Ngải cứu hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng lưu thông máu giúp giảm đau, kháng viêm, tốt cho hệ xương khớp. Nhờ tính ấm nên ngải cứu được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp và tốt cho những người bị thấp khớp, gai cột sống,…
Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Nhờ đặc tính ấm mà ngải cứu được dùng trong các bài thuốc hỗ trợ giảm đau bụng kinh, đau lưng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, đây cũng là bài thuốc hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Tác dụng an thai
Kết hợp ngải cứu với các loại thảo dược khác cùng liều lượng thích hợp sẽ tạo nên bài thuốc hỗ trợ điều trị cho những phụ nữ mắc chứng khó mang thai, tử cung lạnh. Đồng thời, đây cũng là bài thuốc hữu hiệu điều trị trường hợp phụ nữ mang thai dọa sảy, giúp an thai hiệu quả hơn.
Giúp cầm máu
Trong ngải cứu chứa thành phần có tác dụng cầm máu, giảm đau, sát khuẩn và kháng viêm rất tốt. Vì vậy, đầy là bài thuốc dành cho những trường hợp cần sơ cứu nhanh và khẩn cấp, điển hình là bị thương, rắn cắn, đứt tay,…
Chữa chứng suy nhược cơ thể
Lá của cây ngải cứu kết hợp cùng táo đỏ, hạt sen và hầm với gà ác là món ai giúp khai thông khí huyết, trị chứng suy nhược cơ thể và chán ăn với những người bệnh lâu ngày, vừa khỏi ốm.
Chữa mẩn ngứa, nổi mề đay
Nhờ thành phần chống viêm và kháng khuẩn tốt trong tinh dầu ngải cứu nên loại cây này được dùng để điều trị trường hợp bị mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt,… Bạn có thể đun nước với ngải cứu rồi tắm để chữa mề đay, rôm sảy hoặc đâm nhuyễn và đắp trực tiếp lên vết mẩn ngứa hoặc mụn nhọt đối với ngải cứu tươi để giúp kháng viêm.
Giúp máu lưu thông
Lá ngải cứu có thể dùng làm thức ăn hàng ngày như nấu canh, trứng chiên để cải thiện khả năng tuần hoàn máu não đối với những người thường xuyên hoa mắt, chóng mắt do máu lưu thông kém.
Chữa bệnh đường hô hấp trên
Xông lá ngải cứu hoặc đun nước ngải cứu cùng các loại thảo dược như lá bưởi, lá khuynh diệp giúp chữa chứng đau họng, ho khan hay cảm mạo rất tốt. Bên cạnh đó, ngải cứu còn có tác dụng cải thiện lưu thông máu, chữa tụt huyết áp, bệnh giun sán,…
Đặc tính chống oxy hóa
Trong ngải cứu có chứa hợp chất chamazulene, đây là hợp chất hoạt động như một chất chống oxy hóa với nồng độ cao nhất trong giai đoạn trước khi ra hoa. Chất chống oxy hóa này giúp cơ thể chống lại stress, từ đó giảm thiểu các bệnh lý tim mạch, bệnh Alzheimer và nguyên nhân gây ung thư.
Các món ngon từ ngải cứu
Trứng chiên ngải cứu
Món trứng chiên ngải cứu không những dễ làm mà còn có tác dụng tốt cho cơ thể. Trứng chiên vàng thơm, mềm mịn kết hợp cùng ngải cứu thanh mát, hơi đắng nhẹ ăn cùng cơm nóng là chuẩn không cần chỉnh.
Gà ác hầm ngải cứu
Một món ăn tốt cho sức khỏe dành cho những mẹ bầu hoặc những ai bị suy nhược cơ thể thì không thể bỏ quan gà ác hầm ngải cứu. Thịt gà ác được hầm chín mềm, mọng nước cùng ngải cứu dậy mùi thơm lừng, chắc chắn bạn không thể chối từ.
Gà hấp ngải cứu
Gà hấp ngải cứu khi chín thơm lừng khắp cả căn bếp, thịt gà thơm, mềm, chín mọng nước đẫm hương ngải cứu vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn đang tìm một món ăn đơn giản và bổ dưỡng thì chọn ngay món này nhé!
Trứng hấp ngải cứu
Nếu ngại trứng chiên ngải cứu có dầu mỡ thì đừng bỏ qua trứng hấp ngải cứu bạn nhé! Trứng hấp chín mềm, tan trong miệng thơm lừng mùi lá ngải cứu đảm bảo khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Cá chép hấp ngải cứu
Giải ngấy cuối tuần với cá chép hấp ngải cứu, một món ăn bổ dưỡng nhưng lại có cách thực hiện vô cùng đơn giản. Cá được hấp chín thơm lừng kết hợp với ngải cứu vô cùng hấp dẫn, thịt cá mềm nhưng vẫn giữ được độ dai và ngọt rất ngon lại dễ ăn.
Chân giò hầm ngải cứu
Nếu nhắc đến món ăn gắn liền với ngải cứu thì không thể không kể đến món chân giò hầm ngải cứu. Món ăn bổ dưỡng thơm ngon với phần nước dùng ngọt thanh bên cạnh thịt chân giò dai, mềm, ngọt thịt và ngải cứu mềm ngon rất hấp dẫn.
Canh ngải cứu nấu trứng
Một món canh vừa đơn giản, thơm ngon và đặc biệt là phòng tránh bệnh cảm vặt tốt xin gọi tên canh ngải cứu nấu trứng. Nước canh đậm đà, thanh vị với trứng mềm và ngải cứu đắng nhẹ, quả là sự kết hợp hoàn hảo.
Những lưu ý khi dùng ngải cứu
Dù chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng nếu sử dụng ngải cứu không thích hợp có thể dẫn đến ngộ độc. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng ngải cứu mà bạn không nên bỏ qua.
- Chỉ nên ăn tối đa 5 ngọn ngải cứu/lần và 3 lần/tuần.
- Phụ nữ sinh non hoặc từng sảy thai không nên dùng ngải cứu.
- Phụ nữ cho con bú không nên dùng ngải cứu hàng ngày.
- Không kết hợp ngải cứu với các loại thuốc trị tiểu đường, trầm cảm, chống đông máu, ung thư,… Vì sẽ gây tương tác và phản tác dụng của thuốc.
- Những người mẫn cảm với thảo dược cần thận trọng khi sử dụng ngải cứu.
- Không dùng ngải cứu quá 4 tuần, dài ngày.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng ngải cứu với mục đích trị bệnh.
Xem thêm:
Vừa rồi là bài viết ngải cứu là gì mà trang tin KHOEPLUS24H vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên thật bổ ích với bạn cũng như cung cấp cho bạn các kiến thức về ngải cứu. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau.