Cải thìa là một loại rau phổ biến, thường xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu rau cải thìa là gì, cải thìa bao nhiêu calo cũng như một số món ăn thơm ngon, dinh dưỡng qua bài viết dưới đây nhé!
Cải thìa là gì?
Cải thìa (tên khoa học: Brassica rapa chinensis) còn được gọi với với nhiều cái tên khác như cải chíp, cải bẹ trắng, bạch giới tử. Đây là một loại cải thuộc họ cải cùng họ với cải bẹ xanh, cải thảo. Đối với người Việt Nam, cải thìa là loại rau rất gần gũi với bữa ăn.
Rau cải thìa chiều cao khoảng 23cm, có nhiều gân, cuống dày, hoa nhỏ màu vàng mọc trên cuống cao và chứa nhiều nước. Thực vật này có vị ngọt, không đọc, tính ấm, tính mát cùng hạt vị cay.
Cải thìa bao nhiêu calo?
Theo thống kê từ USDA – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì trong 1 chén cải thìa sống nặng khoảng 70gr chứa đến 9 calo và nhiều dưỡng chất khác, cụ thể như sau:
- 1.05gr protein
- 1.53gr carbohydrate
- 0.7gr chất xơ
- 74mg canxi
- 0.56mg sắt
- 13mg magiê
- 26mg phốt pho
- 176mg kali
- 46mg natri
- 0,13mg kẽm
- 31,5mg vitamin C
- 156mcg vitamin A
- 31.9mcg vitamin K
Cải thìa có tác dụng gì?
Ngăn ngừa ung thư
Cải thìa cũng chứa hàm lượng khá lớn beta carotene (một chất chống oxy hóa mạnh mẽ). Nó đã được các nhà nghiên cứu chứng minh nó có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và phổi.
Bên cạnh đó, rau cải thìa còn là nguồn cung cấp selen tuyệt vời. Đây cũng là một chất hỗ trợ tốt trong việc ngăn chặn sự hình thành khối ung thư.
Hỗ trợ xương chắc khỏe
Vitamin K và canxi là hai dưỡng chất không thể bỏ qua bên trong cải thìa giúp duy trì sức khỏe răng và xương. Đồng thời, thực vật này hỗ trợ cân bằng hàm lượng axit uric trong cơ thể người dùng.
Đặc biệt, các khoáng chất khác bên trong rau này như phốt pho, magie và sắt sẽ thúc đẩy các khớp sản sinh collagen. Giúp chúng hoạt động như một cỗ máy được bôi trơn dầu.
Xem thêm: Ăn gì tốt cho xương khớp? Top 12 thực phẩm tốt cho xương khớp chắc khoẻ
Tốt cho tim mạch
Cải thìa là một nguồn cung cấp kali dồi dào, kết hợp với các khoáng chất và vitamin sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch, cân bằng huyết áp cơ thể. Hơn nữa, magie trong thực vật này có tác dụng thúc đẩy máu đến các cơ quan và làm dịu thần kinh.
Các vitamin cùng kali trong rau cải thìa hỗ trợ kiểm soát nồng độ homocysteine. Đây là một hợp chất có thể làm hỏng các mạch máu, giữ tim hoạt động tốt và luôn khỏe mạnh. Nếu bạn muốn tốt cho hệ thống tim mạch hãy bổ sung thêm rau cải thìa vào thực đơn hẳng ngày nhé!
Xem thêm: Ăn gì tốt cho tim mạch? Tổng hợp 13 loại thực phẩm tốt cho tim mạch
Chống thiếu máu
Nguyên nhân chính gây thiếu máu là cơ thể thiếu hụt chất sắt, gây ra những tác hại nặng nề cho sức khỏe, đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai. Trong 100gr rau cải thìa có sự kết hợp giữa 0.8mg sắt và vitamin B9 giúp tế bào hấp thụ sắt dễ dàng hơn.
Xem thêm: Ăn gì bổ máu? Tổng hợp những thực phẩm bổ máu, giàu sắt dễ dàng bổ sung
Giúp đôi mắt khỏe mạnh
Selen, vitamin K, beta carotene và vitamin C là các thành phần được tìm thấy bên trong cải thìa rất tốt cho sức khỏe tổng thể của mắt. Trong đó, beta carotene giúp chống lại sự hình thành bệnh đục thể tinh thể, tăng nhãn áp và bảo vệ đường mạch vành của mắt.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, ăn rau cải thìa thường xuyên làm chậm quá trình phát triển bệnh về mắt và giảm thoái hóa điểm vàng.
Xem thêm: Khô mắt nên ăn gì? 11 thực phẩm tốt cho mắt khô, giúp mắt sáng khỏe
Ổn định huyết áp
Trong rau cải thìa chứa nhiều kali, magie và canxi giúp giảm chỉ số huyết áp một cách tự nhiên. Theo một nghiên cứu khoa học trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ tiêu thụ 4.700mg kali/ngày hỗ trợ hạ huyết áp do ăn quá nhiều muối.
Xem thêm: Bệnh cao huyết áp nên ăn gì? Tổng hợp các món ăn cho người cao huyết áp
Giảm viêm
Hàm lượng choline dồi dào trong rau cải thìa giúp tăng cường khả năng học tập, trí nhớ, vận động cơ bắp và ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, chúng khiến các tế bào giữ được hình dạng, giảm viêm mãn tính cũng như tăng cường sự hấp thụ chất béo.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Selen được tìm thấy trong rau cải thìa sẽ kích thích cơ thể sản xuất tế bào T, cải thiện phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng và tiêu diệt vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, từ đó tạo ra màn bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể.
Xem thêm: Tổng hợp các loại trái cây tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch
Tốt cho da
Như giới thiệu ở trên, rau cải thìa cung cấp nhiều vitamin C – một khoáng chất thiết yếu có khả năng chống oxy hoá giúp ngăn ngừa tổn thương do khói thuốc, ô nhiễm không khí và ánh nắng mặt trời. Đồng thời, nó cải thiện kết cấu da tổng thể, làm mờ nếp nhăn.
Xem thêm: Tổng hợp 15 loại trái cây tốt cho da mặt dễ dàng bổ sung nhất
Hỗ trợ người đái tháo đường týp 2
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rau cải thìa giúp bệnh nhân có mắc đái tháo đường duy trì chỉ số đường huyết trong máu. Tuy nhiên, vào năm 2018 một phân tích tổng hợp đã kết luận kết quả chưa hoàn toàn thuyết phục và cần nghiên cứu thêm.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Gợi ý 14 loại rau cho người tiểu đường
Thực phẩm nên kết hợp với cải thìa
Đối với những người ăn chay hoặc muốn giảm cân thì tàu hủ cải thìa là món ăn vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa thanh đạm. Nó giúp tăng cường sức khoẻ, giảm mỡ máu. Đặc biệt, nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm, cách chế biến đơn giản được xem như lựa chọn tuyệt vời.
Ở Việt Nam, cải thìa nấm hương là món ăn vô cùng quen thuộc. Nấm hương giàu vitamin C, tăng cường sức đề kháng, nhiều dưỡng chất khác nhau,…
Tiếp theo, chính là cải thìa với tôm khô. Bạn có thể chế biến với nhiều phương thức khác nhau như xào, nấu canh,… dễ chế biến, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất. Do tôm khô nhiều chất đạm, kết hợp cải thìa giúp giải độc cơ thể, thanh nhiệt,…
Thực phẩm không nên kết hợp với cải thìa
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng với rau cải thìa như dưa leo, bí đỏ và củ mài. Bởi trong những loại quả này có chứa nhiều men phân giải vitamin C. Trong khi đó, cải thìa lại rất giàu vitamin C nếu nấu chung thì dưỡng chất sẽ bị mất hết.
Một số lưu ý khi ăn cải thìa
Mặc dù cải thìa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng bạn cần biết một số lưu ý khi ăn, cụ thể như sau:
- Rau cải thìa giống như các loại thuộc họ cải khác, chứa một loại enzyme là myrosinase – ngăn cơ thể hấp thụ iot dẫn đến cản trở chức năng tuyến giảm. Thế nhưng, bạn sẽ không gặp nguy hiểm nếu ăn với lượng vừa phải.
- Bệnh nhân đang dùng thuốc làm loãng máu chứa thành phần warfarin hay coumadin không nên ăn cải thìa. Do loại rau này làm hàm lượng vitamin K tăng hoặc giảm đột ngột.
- Quan trọng nhất chính là xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ngăn ngừa bệnh tật và tốt cho sức khoẻ.
Cải thìa làm món gì ngon?
Đối với người dân Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, cải thìa là nguyên liệu vô cùng quen thuộc, dễ chế biến và có hương vị thơm ngon. Một số món ăn ngon như gà hấp cải thìa, cháo lươn cải thìa, mì xào tôm cải thìa, cải thìa xào tỏi, canh nấu tôm, xào lòng gà,…
Cải thìa bao nhiêu 1kg? Mua ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua rau cải thìa ở cửa hàng thực phẩm, quầy rau củ, siêu thị,… Tuy nhiên, hãy đến các cơ sở uy tín nhằm đảm bảo sản phẩm chất lượng, không có dư lượng thuốc trừ sâu và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Giá bán cải thìa khoảng 30.000 VND/kg (tính đến tháng 11/2023).
Một số câu hỏi liên quan
Bầu ăn cải thìa được không?
Cải thìa thuộc họ nhà cải, có hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng phong phú như axit folic, chất xơ, canxi, selen, beta carotene,… Nó là nguyên liệu rất tốt cho bà bầu. Phụ nữ đang mang thai nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày mà không cần lo lắng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ.
Rau cải thìa ăn sống được không?
Người trưởng thành có trạng thái cơ thể khoẻ mạnh có thể ăn sống rau cải thìa, nhưng cần chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên liệu sống thường chứa sâu bọ gây hại hoặc vi khuẩn, vi rút nếu không được rửa sạch hay chế biến đúng cách.
Nếu bạn không an tâm khi ăn sống rau cải thìa thì nên xào hoặc nấu chín rau trước khi sử dụng nhằm bảo đảm an toàn sức khoẻ.
Sau sinh ăn cải thìa được không?
Phụ nữ sau khi sinh có thể ăn rau cải thìa nhưng không nên dùng quá nhiều, hãy cân đối liều lượng trong mỗi bữa ăn. Đồng thời, mẹ cần bổ sung các vitamin và khoáng chất từ thực phẩm khác nhằm đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ có nguy cơ mất sữa, tiểu tiện không tự chủ khi có tuổi nếu ăn rau cải thìa sau sinh. Nhưng thực tế thì ngược lại hoàn toàn. Phụ nữ sau sinh có thể ăn hầu hết các loại rau củ để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm:
- 100g rau cải ngồng bao nhiêu calo? 9 tác dụng của rau cải ngồng
- Cải ngọt bao nhiêu calo? Rau cải ngọt có tác dụng gì?
- 8 tác dụng của rau cải xanh (cải bẹ xanh) và một số tác hại
Qua những thông tin trên, KHOEPLUS24H đã trả lời câu hỏi cải thìa bao nhiêu calo cũng như công dụng của cải thìa với sức khỏe. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ ngay cùng người thân và bạn bè nhé!