Bé 8 tháng nên ăn bao nhiêu ml cháo?

0
(0)

Cháo là món ăn quen thuộc đối với những ai có con em còn nhỏ. Bé 8 tháng nên ăn bao nhiêu ml cháo và những thông tin khác về chế độ ăn dành cho bé 8 tháng. Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Bé 8 tháng tuổi ăn được gì?

Đối với bé được 8 tháng, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu. Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung thêm dưỡng chất cho bé bằng các loại sữa công thức.

Mẹ nên duy trì chế độ ăn với cháo bột hoặc xay nhuyễn để bé quen với việc nhai nuốt thức ăn. Mẹ nên cho bé ăn trước khi bú sữa hoặc uống sữa bột để tránh khiến bé bị đầy hơi, nôn trớ. Các bữa ăn cách nhau khoảng 1 tiếng để bé tiêu hóa hiệu quả.

Bé 8 tháng tuổi ăn được gì?
Bé 8 tháng tuổi ăn được gì?

Chế độ ăn dặm cho bé 8 tháng

Bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo là đủ?

Với các bé 8 tháng, mẹ nên cho bé ăn khoảng 1 chén 200g cháo xay nhuyễn mỗi ngày. Lượng cháo tương đối này giúp bé làm quen với việc ăn dặm nhưng vẫn đảm bảo hệ tiêu hóa bé khỏe để hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo là đủ?
Bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo là đủ?

Bé 8 tháng uống bao nhiêu ml sữa là đủ?

Mỗi bé 8 tháng tuổi cần 710ml sữa môi ngày (tính cả sữa bột và sữa mẹ) cho sự phát triển toàn diện. Mẹ có thể vắt sữa vào bình để đong được lượng sữa mẹ và điều chỉnh lượng sữa bột thích hợp với bé.

Bé 8 tháng uống bao nhiêu ml sữa là đủ?
Bé 8 tháng uống bao nhiêu ml sữa là đủ?

Bé 8 tháng uống bao nhiêu ml nước là đủ?

Bên cạnh lượng sữa và cháo, mẹ còn nên quan tâm đến lượng nước bé uống mỗi ngày. Với bé trọng lượng khoảng 10kg thì sẽ cần lượng nước tối thiểu 1000ml mỗi ngày. Lượng nước này đã bao gồm trong sữa nên mẹ chỉ cần cho bé uống thêm nước khi cần là ổn.

Bé 8 tháng uống bao nhiêu ml nước là đủ?
Bé 8 tháng uống bao nhiêu ml nước là đủ?

Lượng chất đạm và chất xơ cho bé 8 tháng

Tùy vào thể trạng cơ thể mà mẹ nên cho bé ăn lượng chất đạm khác nhau. Nếu bé hấp thụ quá nhiều chất đạm, hệ tiêu hóa sẽ bị quá tải và hoạt động không hiệu quả. Ngược lại, thiếu chất đạm sẽ khiến bé mắc các chứng bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng.

Chất xơ có thể được bổ sung vào bữa ăn dưới dạng rau củ quả xay nhuyễn từ 25 – 30g. Mẹ nên cân bằng chất xơ cùng các loại vitamin, khoáng chất để bé không bị thừa hoặc thiếu chất.

Lượng chất đạm và chất xơ cho bé 8 tháng
Lượng chất đạm và chất xơ cho bé 8 tháng

Nguyên tắc ăn dặm cho bé 8 tháng

Sau đây là một số nguyên tắc ăn dặm dành cho trẻ 8 tháng mẹ nên ghi nhớ để đảm bảo an toàn cho bé:

  • Mẹ nên cho bé ăn thử cháo với lượng ít và đợi sau 2 3 ngày làm quen để tăng đến lượng cháo cần thiết thiết. Mẹ có thể cho bé trải nghiệm cùng lúc nhiều loại món ăn đơn giản để bé thêm hứng thú với bữa ăn.
  • Tránh tình trạng bé chán ăn, quấy khóc thì mẹ hãy đợi đến khi bé đói mới dọn món lên bàn và chỉ cho bé ăn thật chậm rãi. Đối với ăn bốc, chỉ cho bé ăn bốc khi có sự giám sát của ba mẹ.
Nguyên tắc ăn dặm cho bé 8 tháng
Nguyên tắc ăn dặm cho bé 8 tháng

Một số lời khuyên cho trẻ 8 tháng ăn dặm

  • Chế độ dinh dưỡng của các bé trong giai đoạn này nên có sự góp mặt của nhiều loại trái cây, ngũ cốc, rau quả và thịt để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé.
  • Tránh các loại ngũ cốc chứa nhiều đường và phẩm màu. Hạn chế cho bé ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ. Nên cho trẻ ngồi trên ghế cao khi ăn vì việc cho bé ăn khi bò dễ khiến bé bị mắc nghẹn.
  • Nếu bé đã bước vào quá trình ăn dặm, mẹ nên giảm số lần cho trẻ bú bình hoặc bú sữa. Với các gia đình có tiền sử dị ứng thực phẩm, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn thực phẩm an toàn dành cho bé.
Một số lời khuyên cho trẻ 8 tháng ăn dặm
Một số lời khuyên cho trẻ 8 tháng ăn dặm

Gợi ý một số món ăn dặm cho bé

  • Cháo thịt heo bí đao: Cháo thịt heo và bí đao chứa nhiều chất đạm chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Hương vị mới lạ, tươi mát, kích thích vị giác sẽ giúp bé thưởng thức bữa ăn tốt hơn.
  • Cháo thịt gà nấm hương: Cháo thịt gà nấm hương thơm ngon, bổ dưỡng rất tốt cho các bé đang bị suy dinh dưỡng. Thịt gà chứa nhiều chất đạm, nấm hương có nhiều chất bổ giúp bé ăn ngon chóng lớn.
  • Cháo cá và cà rốt: Mẹ có thể cho bé làm quen với chất đạm từ cá bằng việc dằm nhuyễn thịt cá và cháo, kết hợp với một chút cà rốt đầy màu sắc. Đây sẽ là món ăn tuyệt vời dành cho bé.
Gợi ý một số món ăn dặm cho bé
Gợi ý một số món ăn dặm cho bé

Giải đáp thắc mắc xoay quanh việc ăn dặm cho bé 8 tháng

Trẻ 8 tháng ăn bao nhiêu bữa 1 ngày?

Bé 8 tháng tuổi cần được cho ăn đúng 3 bữa 1 ngày. Giai đoạn này, hệ tiêu hóa bé vẫn còn khá non nớt nên mẹ cần đảm bảo chế độ ăn dặm của bé đáp ứng những điều sau:

  • Bé cần bú ít nhất 5 cử sữa mẹ hoặc 770 – 950ml sữa công thức, có thể kết hợp cả 2. Mẹ có thể bổ sung trái cây cho bé thông qua nước trái cây, mỗi ngày từ 60 – 120ml.
  • Bé sẽ cần khoảng 2 – 3 phần ngũ cốc hoặc các loại hạt, tương đương 1 – 2 thìa ngũ cốc và hạt mỗi lần ăn. Mẹ nên bổ sung từ 2 – 3 thìa súp rau, 2 – 3 thìa súp trái cây và 1 – 2 thìa súp chứa đạm dành cho trẻ mỗi ngày.
Trẻ 8 tháng ăn bao nhiêu bữa 1 ngày?
Trẻ 8 tháng ăn bao nhiêu bữa 1 ngày?

Bé 8 tháng tuổi không nên ăn gì?

Do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên các bé 8 tháng tuổi nên tránh những thực phẩm giàu calo, đồ ăn chứa nhiều muối, có vị quá mặn hoặc quá ngọt vì sẽ gây khó tiêu ở bé.

Thêm một số thực phẩm mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng như mật ong, sữa bò và hải sản. Cả mật ong, sữa bò hay hải sản tuy bổ dưỡng nhưng đều chứa những chất hợp chất phức tạp mà bé chưa tiêu hóa được nên mẹ nên đợi thời gian sau hãy cho bé ăn.

Bé 8 tháng tuổi không nên ăn gì?
Bé 8 tháng tuổi không nên ăn gì?

Nên sắp xếp thời gian cho bé ăn dặm thế nào là hợp lý?

Mẹ nên sắp xếp thời gian ăn dặm dựa theo sức khỏe sức ăn của bé. Dưới đây là lịch ăn dặm cho bé mà mẹ có thể tham khảo:

  • 07:00 : Thức dậy và cho bú bằng sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • 8:15 : Ăn sáng (ăn dặm).
  • 9:00 : Ngủ tối thiểu 1 tiếng.
  • 10:00 : Cho bú bằng sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • 11:00 : Ăn trưa (ăn dặm).
  • 12:30 : Cho bú bằng sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • 13:00 : Ngủ trưa tối thiểu 1 tiếng.
  • 14:00 : Cho bú bằng sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • 16:00 : Cho bé chợp mắt một lát nếu bé muốn.
  • 16:30 hoặc 17:00 : Ăn tối (ăn dặm).
  • 18:15 : Thực hiện sinh hoạt trước khi ngủ: vệ sinh cá nhân, đọc truyện,…
  • 19:00 : Cho bé bú bằng sữa mẹ hoặc sữa bột rồi đi ngủ.
Nên sắp xếp thời gian cho bé ăn dặm thế nào là hợp lý?
Nên sắp xếp thời gian cho bé ăn dặm thế nào là hợp lý?

XEM THÊM:

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc bé 8 tháng nên ăn bao nhiêu ml cháo mà rất nhiều mẹ còn băn khoăn. Hy vọng bài viết đã đem đến cho mẹ những thông tin hữu ích và cần thiết!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Dương Nhã
Dương Nhã
Xin chào, mình là Dương Nhã. Mình là một người đam mê khám phá và luôn muốn tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan