Tư thế rắn hổ mang là một bài tập yoga kinh điển mà rất nhiều người yêu thích? Bạn đã biết cách thực hiện tư thế này đúng chuẩn chưa? Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tư thế yoga rắn hổ mang là gì?
Tư thế rắn hổ mang hay còn gọi với tên chuyên môn là bhujangasana, được mô phỏng theo hình dáng loài rắn hổ mang khi ưỡn mình trước kẻ thù. Tư thế này vô cùng lý tưởng với những ai muốn tăng cường độ linh hoạt của cột sống, giảm đau lưng hiệu quả.
Lợi ích của tư thế yoga rắn hổ mang
Củng cố sự khỏe mạnh của cột sống
Người gặp vấn đề về thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ không nên bỏ qua bài tập này. Vì các động tác tác động mạnh mẽ vào cơ lưng và cơ bụng, giúp cột sống được thư giãn từ đó dẻo dai và khỏe khoắn hơn.
Kích thích quá trình tiêu hóa
Khi thực hiện tư thế rắn hổ mang, bạn cần vươn người nhẹ nhàng lên cao kết hợp cùng hít sâu thở nhẹ. Điều này giúp vùng bụng của người tập được massage nhẹ nhàng, rất hữu ích với những ai mắc các chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,…
Làm giảm mỡ bụng
Thêm một lợi ích tuyệt vời khác của tư thế rắn hổ mang là giúp các chị em sở hữu một vòng eo thon thả, không mỡ thừa. Khi thực hiện động tác vươn người, kéo căng vùng bụng, từ đó khiến lượng mỡ thừa được đốt cháy, đem đến cho bạn vòng eo mơ ước.
Giảm căng thẳng
Yoga nói chung và tư thế rắn hổ mang nói riêng đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần. Nhờ việc tập trung vào cơ thể và hít thở đều, tư thế này giúp bạn bước ra khỏi tình trạng căng thẳng, lo âu, suy nhược thần kinh,…
Cải thiện lưu thông máu
Không chỉ vậy, tư thế rắn hổ mang giúp bạn huy động được toàn bộ cơ trong cơ thể. Từ đó, kích thích lưu thông và tuần hoàn máu. Vì thế, đây là tư thế được các chuyên gia khuyến khích nên thực hiện khi bắt đầu một ngày mới cho tinh thần phấn chấn.
Cách thực hiện tư thế rắn hổ mang
Bạn có thể thực hiện tư thế rắn hổ mang vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tốt nhất là sau bữa ăn từ 4 – 5 tiếng. Sau đây là các bước thực hiện:
- Bước 1: Thực hiện tư thế nằm sấp trên thảm yoga, hai chân duỗi ra sau, mũi bàn chân chạm thảm. Buông xuôi hai tay theo dọc cơ thể, khuỷu tay áp sát người.
- Bước 2: Chống hai tay lên thảm, dùng lực cố định đùi và hông dưới sàn. Tác động lực đẩy vào bàn tay để từ từ nâng phần thân trên lên. Tiếp tục đẩy cơ thể kéo căng hết mức, khi đó, vai kéo ngược về sau, hông giữ nguyên, không xê dịch.
Hãy giữ tư thế trong vòng 15 – 30 giây sau đó từ từ hạ người để quay về tư thế ban đầu. Bạn nên dựa vào tình trạng sức khỏe để cân nhắc mức độ và tần suất luyện tập cho hợp lý.
Lưu ý khi tập tư thế yoga rắn hổ mang
Sau đây là một số lưu ý khi luyện tập tư thế yoga rắn hổ mang bạn nên ghi nhớ:
- Hãy cố kéo căng phần thân trên hết mức có thể, chú ý mở phần lưng trước. Nâng tầm nhìn lên cao bằng cách đưa cằm về trước và giữ cố định. Tránh ngửa đầu ra sau sẽ khiến bạn bị đau đầu, mỏi cổ.
- Chú ý điều tiết hơi thở khi nâng người lên để việc hô hấp không gặp khó khăn. Chỉ sử dụng bàn tay để nâng đỡ và kéo căng cơ thể, hạn chế ngửa người hẳn ra sau sẽ gây đau nhức, khó chịu và khiến lưng cong vẹo.
Xem thêm:
- Hướng dẫn bài tập yoga trị đau lưng hiệu quả cho bạn tại nhà
- Hướng dẫn 9 bài tập yoga chữa gù lưng hiệu quả hiện nay
- Gợi ý 9 bài tập yoga chữa giãn dây chằng lưng hiệu quả
Trên đây là những gì bạn cần biết về tư thế rắn hổ mang huyền thoại trong yoga. Hy vọng bài viết đến từ KHOEPLUS24H đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị!