Đạp xe là hoạt động thể thao mà được rất nhiều người lựa chọn để tập luyện hàng ngày. Tuy vậy, không phải ai cũng biết được nó sẽ tác động như thế nào lên cơ thể và tinh thần của người tập. Vì vậy, hãy cùng KHOEPLUS24h tìm hiểu về những lợi ích của đạp xe mỗi ngày nhé!
Giảm cân đẹp dáng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đạp xe với tốc độ trung bình có thể đốt cháy từ 300 đến 400 calo mỗi giờ, trong khi đạp xe ở cường độ cao có thể tiêu hao từ 500 đến 600 calo mỗi giờ. Theo Hội Y khoa của Anh, nếu bạn duy trì việc đạp xe đều đặn trong 30 phút mỗi ngày và kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học trong vòng một năm thì cân nặng của bạn có thể giảm khoảng 11kg. Việc đạp xe để giảm cân đều có thể thực hiện trong nhà hoặc ngoài trời và đều mang lại hiệu quả cao.
Xem thêm: 12+ tác dụng của đạp xe tại chỗ tốt cho sức khỏe và vóc dáng
Săn chắc cơ bắp
Khi thực hiện đạp xe, cơ thể hoạt động liên tục và tập trung chủ yếu vào các nhóm cơ chính như mông, đùi và chân. Ngoài ra, các vùng cơ vai, tay và eo cũng tham gia vào quá trình này. Sự linh hoạt trong quá trình đạp xe đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho các cơ bắp trở nên săn chắc và khỏe khoắn hơn.
Ví dụ, nếu bạn đạp xe bằng mũi chân, cơ đùi sẽ hoạt động mạnh hơn, trong khi đạp bằng giữa lòng bàn chân sẽ tập trung vào việc làm cho cơ mông hoạt động mạnh hơn.
Xương khớp chắc khỏe
Tập luyện đạp xe có tác động trực tiếp đến khớp gối, kích thích sản xuất chất nhầy và bôi trơn bề mặt của khớp. Điều này có thể giúp tăng khả năng giảm đau cũng như cải thiện sự linh hoạt của khớp gối.
Ngoài ra, việc đạp xe đạp thường xuyên cũng có tác động rất lớn đến các nhóm xương, gân và cơ trong cơ thể. Từ đó giúp tăng cường sự linh hoạt và nâng cao sự phối hợp của hệ thống cơ bắp và xương khớp trong cơ thể.
Tăng sức bền
Để tăng sức bền cũng như tính linh hoạt, việc đạp xe chắc chắn là một hoạt động thể thao tuyệt vời mà bạn không nên bỏ lỡ. Tuy vậy, để tránh tình trạng mệt mỏi quá mức và nguy cơ chấn thương không mong muốn thì việc tập luyện cần phải được lên kế hoạch cụ thể, từ mức độ cơ bản đến nâng cao.
Ngoài ra, hãy luôn đảm bảo rằng bạn đã trang bị đầy đủ các phụ kiện bảo vệ như nón bảo hiểm, găng tay cũng như trang phục phù hợp để đảm bảo an toàn khi tham gia vào hoạt động đạp xe. Đừng quên mang theo nước để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể trong suốt thời gian tập luyện.
Cải thiện thăng bằng
Việc cố gắng duy trì sự cân bằng cho cả cơ thể và chiếc xe đạp trong quá trình đạp xe sẽ giúp bạn cải thiện khả năng giữ thăng bằng. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cải thiện tư thế khi ngồi của bạn và khả năng kết hợp các bộ phận trên cơ thể của bạn.
Bên cạnh đó, bạn đạp xe đạp còn có thể khiến khả năng tập trung của bạn trở nên tốt hơn. Để từ đó có thể giúp bạn có được sự tư duy trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
Cải thiện tim mạch
Đạp xe được coi là một phương pháp giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Hiệp hội Y khoa Anh cho biết việc đạp xe 20km mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên đến 50%. Vì vậy, hãy tích cực thực hiện hoạt động này cùng với các bài tập thể dục khác để duy trì một sức khỏe tốt cho tim mạch!
Phổi khỏe hô hấp tốt
Khi thực hiện các hoạt động thể chất giống như đạp xe, phổi của bạn sẽ trải qua quá trình co bóp và giãn ra nhanh hơn. Điều này đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc cung cấp oxy và loại bỏ khí CO2 khỏi cơ thể., đồng thời nó còn làm giảm thiểu nguy cơ bị tắc nghẽn đường hô hấp.
Ngoài ra, việc đạp xe ngoài trời trong môi trường không khí trong lành cũng có thể làm cải thiện sức khỏe của hệ hô hấp, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp như hen suyễn hoặc viêm phế quản.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta thường sẽ đạt đến mức đỉnh điểm vào khoảng 30 tuổi và sau đó, nó sẽ bắt đầu suy giảm dần với tốc độ khoảng 2 – 3% mỗi năm. Vì vậy, để duy trì một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, chống lại các loại bệnh tật, việc tập luyện thể thao là vô cùng quan trọng.
Tập luyện với xe đạp giúp bạn tăng cường tính linh hoạt và xây dựng một lớp bảo vệ vững chắc để bảo vệ sức khỏe của bạn. Hơn nữa, hoạt động này cũng có khả năng giảm đường trong máu cũng như cân bằng hormone. Tất cả nhằm mục đính cung cấp cho bạn một hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn.
Giảm nguy cơ tiểu đường
Đạp xe hàng ngày trong khoảng 30 – 60 phút có thể giúp giảm mức đường và tăng hiệu suất sử dụng insulin của cơ thể. Đây là một hình thức vận động mà các chuyên gia và bác sĩ thường khuyến nghị cho người mắc bệnh tiểu đường. Nó thúc đẩy quá trình tiêu thụ glucose trong cơ bắp và duy trì đường huyết ổn định.
Hơn nữa, việc đạp xe thường xuyên có thể làm cho cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với insulin, giúp điều tiết đường huyết hiệu quả hơn. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường loại 1 để bạn duy trì sức khỏe tốt hơn.
Xem thêm: Các loại bánh dành cho người tiểu đường, dễ tìm mua hoặc tự làm
Phòng ngừa ung thư
Việc đạp xe có thể giúp giảm nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư lên đến 45%. Thường xuyên thực hiện việc đạp xe không chỉ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn cải thiện lối sống của bạn trở nên lành mạnh. Ngoài ra, nó còn cân bằng hormone trong cơ thể, từ đó giúp tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Giảm táo bón
Tăng cường hoạt động thể dục thể thao thông qua việc đạp xe có thể thúc đẩy hoạt động của ruột một cách hiệu quả hơn và giảm tình trạng bị táo bón. Đồng thời, đạp xe còn cải thiện quá trình tiêu hóa và làm giảm thời gian tiếp xúc với các chất gây ung thư có trong ruột, giảm thiểu nguy cơ bị mắc phải bệnh ung thư đại tràng.
Thư giãn tinh thần
Hoạt động đạp xe có khả năng kích thích cơ thể sản xuất hormone adrenaline và endorphin. Cả hai loại hormone này đều giúp cơ thể hưng phấn và có tác động tích cực đến tâm trạng, giúp giảm căng thẳng một cách hiệu quả.
Ngoài ra, việc đạp xe cũng tạo một cơ hội để bạn tạm tách khỏi áp lực từ môi trường sống và tập trung vào việc vận động. Điều này sẽ giúp bạn xua tan đi những lo lắng và suy nghĩ tiêu cực.
Hướng dẫn đạp xe mỗi ngày an toàn, hiệu quả
Để việc đạp xe trở nên hiệu quả hơn thì không nên bỏ qua những lưu ý này:
- Chọn xe phù hợp: Hãy lựa chọn một chiếc xe đạp phù hợp với chiều cao của bạn. Chiếc xe đạp sẽ phù hợp với bạn khi bạn đứng thẳng từ mặt đất, cơ mông cao ngang với vị trí của yên xe.
- Thời gian đạp xe: Hãy duy trì việc đạp xe ít nhất mỗi ngày 30 phút. Thời gian tốt nhất để đạp xe là từ 5 giờ đến 7 giờ hoặc 16 giờ đến 18 giờ.
- Trang phục đạp xe: Hãy mặc quần áo gọn gàng, thoải mái, có khả năng co giãn tốt và làm bằng chất liệu dễ thấm hút được mồ hôi. Nên đi sandal hoặc giày thể thao để đạp xe.
- Tư thế đạp xe: Hãy ngồi thoải mái, người hơi nghiêng về trước, giữ cho lưng thẳng và khuỷu tay hơi cong. Hãy duy trì sự phối hợp mượt mà giữa hông và đầu gối trong quá trình đạp xe.
- Tốc độ đạp xe: Khi mới bắt đầu, bạn nên đạp xe với tốc độ 20 – 25km/h. Sau khoảng 10 phút thì bạn có thể đạp với tốc độ nhanh hơn. Khi còn khoảng 10 phút trước khi dừng thì hãy đạp chậm lại.
Xem thêm:
- 12 tác dụng của đạp xe tại chỗ đối với sức khỏe và vóc dáng
- Các tư thế đạp xe đúng cách, chuẩn khoa học, không đau lưng
- Nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày giúp ích cho sức khỏe?
Trên đây là bài viết về lợi ích của đạp xe mỗi ngày mà KHOEPLUS24h muốn giới thiệu tới bạn. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về lợi ích của việc đạp xe, từ đó giúp bạn có thể chăm chỉ tập luyện để có một sức khỏe tốt hơn.