10+ cách điều trị mụn đầu đen ở mũi và lỗ chân lông to tại nhà

0
(0)

Mụn đầu đen là nỗi ác mộng với nhiều người vì chúng khiến khuôn mặt sần sùi, kém mịn màng. Vậy có cách điều trị mụn đầu đen không? Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và một số lưu ý khi da bị mụn đầu đen qua bài viết dưới đây nhé. 

Mụn đầu đen là gì?

Mụn đầu đen là loại mụn thường mọc trên bề mặt da, khi lỗ nang lông bị viêm và bít tắc. Nguyên nhân hình thành nên chúng là do tuyến dầu trên da hoạt động mạnh nhưng không thể thoát ra khỏi bề mặt da vì lỗ chân lông bị tắt do khói bụi, vi khuẩn, cặn trang điểm,… Các nốt mụn trong lỗ chân lông sẽ bị oxy hoá khi tiếp xúc với không khí và hình thành nên mụn đầu đen.

Thế nào là mụn đầu đen?
Thế nào là mụn đầu đen?

Đặc điểm của mụn đầu đen

Mụn đầu đen rất nhỏ, kích thước khoảng 1mm. Tuy chúng không gây đau hoặc sưng như mụn mủ hoặc mụn bọc, nhưng nếu tự ý nặn sẽ dễ gây ra các hậu quả nghiêm trọng trên da.

Mụn đầu đen thường xuất hiện trên mũi và trán. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện ở ngực, cổ, vai, lưng kể cả da dầu, da khô hoặc da thường đều bị mắc phải.

Đặc điểm của mụn đầu đen
Đặc điểm của mụn đầu đen

Tại sao có mụn đầu đen? 8 nguyên nhân

Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh

Nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông là do tuyến bã nhờn hoạt đồng nhiều sản sinh ra nhiều bã nhờn. Nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ da mặt, các tế bào chế và vi khuẩn trong lỗ chân lông sẽ trở nên khô cứng, tiếp xúc với không khí sẽ hình thành nốt mụn đầu đen.

Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh
Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Ăn nhiều đồ ăn nóng, dầu mỡ, uống nước ngọt, bia rượu,… là một trong những nguyên nhân phổ biến dễ gây mụn đầu đen. Những thức ăn trên sẽ kích thích tuyến bã nhờn, hanh chóng sản sinh ra các bã nhờn và gây mụn.

Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống không lành mạnh

Thiếu nước

Nước là một trong những yếu tố quan trọng để bạn có làn da tươi trẻ, khoẻ mạnh. Nếu cơ thể không bổ sung đủ nước thì độc tố sẽ tích tụ dần trên da và dễ gây ra mụn đầu đen.

Thiếu nước
Thiếu nước

Mất cân bằng nội tiết

Stress, mệt mỏi, ăn uống không điều độ, môi trường sống ô nhiễm, độ ẩm cao, vệ sinh da không kỹ,… là một trong những nguyên nhân gây ra mụn đầu đen phổ biến nhất. Vì vậy bạn cần chú ý khắc phục những điều trên.

Mất cân bằng nội tiết
Mất cân bằng nội tiết

Môi trường sống ô nhiễm

Môi trường sống ô nhiễm khiến da bạn phải tiếp xúc với khói bụi mỗi ngày sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tăng dầu nhờn từ đó sẽ khiến mụn đầu đen nổi nhiều hơn. Vì vậy, cần tránh ở những nơi khói bụi cũng như đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để tránh các tác nhân gây mụn.

Môi trường sống ô nhiễm
Môi trường sống ô nhiễm

Không vệ sinh da mặt sạch sẽ

Không vệ sinh da sạch sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra mụn. Khi da dính phải bụi bẩn và vi khuẩn mà bạn không vệ sinh kỹ càng, các tác nhân đó sẽ tấn công da mặt khiến da bị sần sùi, không mịn màng.

Không vệ sinh da mặt sạch sẽ
Không vệ sinh da mặt sạch sẽ

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da

Các mỹ phẩm không hợp với da sẽ gây nên dị ứng, từ đó da sẽ dễ bị bong tróc và nổi mụn. Vì vậy, trước khi sử dụng mỹ phẩm lên mặt, cần test thử trên da tay để xem có phản ứng gì không, nếu không thì mới dùng trên da mặt.

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da

Dùng thuốc không qua tư vấn

Hiện nay, mỹ phẩm chăm sóc da chứa Lithium, Corticosteroid trôi nổi trên thị trường. Người dùng cần phải lựa chọn kỹ hoặc thông qua tư vấn của các bác sĩ mới có thể sử dụng một cách an toàn, tránh gây nên mụn đầu đen.

Dùng thuốc không qua tư vấn
Dùng thuốc không qua tư vấn

Cách trị mụn đầu đen ở mũi và lỗ chân lông to tại nhà

Sử dụng mỹ phẩm

Các loại mỹ phẩm, tế bào chết,… có công dụng trị mụn đầu đen, thông thoáng lỗ chân lông được giới thiệu rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng uy tín và chất lượng, vì vậy nên lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo an toàn.

Sử dụng mỹ phẩm
Sử dụng mỹ phẩm

Sử dụng thuốc

  • Trường hợp nhẹ: Thông thường, trường hợp bị mụn đầu đen nhẹ, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc bôi dạng kem hoặc dạng mỡ lên vùng da bị mụn để điều trị.
  • Trường hợp nặng: Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh chứa: Acid Azelaic, Dapsone, Clindamycin, Benzoyl peroxide hoặc Erythromycin,… giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giúp da khoẻ và trắng sáng, thông thoáng lỗ chân lông hiệu quả.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc khi tìm cách trị mụn đầu đen ở mũi
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc khi tìm cách trị mụn đầu đen ở mũi

Rửa mặt mỗi ngày

Hãy rửa mặt hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ trên da. Sử dụng một sữa rửa mặt nhẹ nhàng và không gây khô da. Tránh rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, vì điều này có thể làm da khô và kích thích tăng tiết dầu, dẫn đến mụn đầu đen.

Hãy rửa mặt hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ trên da
Hãy rửa mặt hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ trên da

Tẩy tế bào chết ở mũi

Sử dụng một sản phẩm tẩy tế bào chết nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào chết trên da. Điều này giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn và ngăn ngừa mụn đầu đen. Hãy chọn một sản phẩm phù hợp với da của bạn và sử dụng theo hướng dẫn.

Tuy nhiên, hãy tránh việc sử dụng quá mức tẩy tế bào chết vì nó có thể làm da khô, bong tróc và gây kích ứng. Tùy thuộc vào tình trạng da của bạn, hãy tẩy tế bào chết 1 – 2 lần mỗi tuần. Đặc biệt, da khô và da nhạy cảm chỉ nên thực hiện tẩy tế bào chết 1 lần mỗi tuần.

Tẩy tế bào chết ở mũi
Tẩy tế bào chết ở mũi

Miếng dán lột mụn

Miếng dán lột mụn mũi có thể giúp loại bỏ mụn đầu đen một cách nhanh chóng. Đặt miếng dán lên vùng mũi đã được làm ẩm, sau đó lột nhanh khi miếng dán đã khô. Điều này giúp gắp lấy mụn đầu đen và chất cặn trong lỗ chân lông.

Miếng dán lột mụn
Miếng dán lột mụn

Sử dụng than hoạt tính

Than hoạt tính có khả năng hấp thụ và loại bỏ chất cặn bã, bã nhờn và tạp chất từ da. Bạn có thể sử dụng than hoạt tính bằng cách tạo một hỗn hợp đắp lên vùng mũi và lỗ chân lông to. Hòa 1 – 2 muỗng café than hoạt tính với nước để tạo thành một hỗn hợp.

Thoa lên vùng da cần điều trị và để khô trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, rửa sạch bằng nước ấm. Lưu ý không nên sử dụng than hoạt tính quá thường xuyên, chỉ nên sử dụng 1 – 2 lần mỗi tuần.

Sử dụng than hoạt tính
Sử dụng than hoạt tính

Sử dụng mặt nạ đất sét

Mặt nạ đất sét có khả năng hút bã nhờn từ da và làm sạch lỗ chân lông. Chọn một loại đất sét phù hợp với loại da của bạn, như đất sét bentonite, đất sét xanh hoặc đất sét đỏ. Trộn một lượng đất sét với nước cho đến khi tạo thành một hỗn hợp. Thoa mặt nạ lên vùng da bị mụn và để khô trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, rửa sạch bằng nước ấm.

Sử dụng mặt nạ đất sét
Sử dụng mặt nạ đất sét

Peel da vùng mũi

Peel da là một phương pháp loại bỏ tế bào chết và bã nhờn từ da, giúp làm sạch lỗ chân lông. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm peel da chứa thành phần AHA (alpha hydroxy acid) hoặc BHA (beta hydroxy acid). Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm và tuân thủ đúng quy trình.

Cách trị mụn đầu đen ở mũi bằng phương pháp peel da vùng mũi
Cách trị mụn đầu đen ở mũi bằng phương pháp peel da vùng mũi

Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu

Sự tăng tiết dầu trên da có thể góp phần gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn đầu đen. Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV mà không gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Chọn một loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF thích hợp cho da và không chứa dầu.

Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu
Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu

Thoa các sản phẩm retinoids

Retinoids là dạng vitamin A được sử dụng để điều trị mụn trứng cá và cải thiện chất lượng da. Nó giúp làm sạch lỗ chân lông và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa retinoids như kem hoặc serum. Dùng một lượng nhỏ sản phẩm retinoids và thoa đều lên vùng da bị mụn hoặc lỗ chân lông to mỗi đêm, trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Retinoids có thể gây kích ứng ban đầu và làm da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, nên hạn chế sử dụng trong ban ngày.

Thoa các sản phẩm retinoids
Thoa các sản phẩm retinoids

Bôi gel axit salicylic

Axit salicylic là một loại axit beta hydroxy (BHA) có khả năng làm sạch lỗ chân lông và ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Bạn có thể sử dụng gel axit salicylic có chứa 0,5 – 2% axit salicylic.

Sau khi rửa mặt sạch, lấy một lượng nhỏ gel và thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn hoặc lỗ chân lông to. Để gel thẩm thấu vào da và không rửa lại. Sử dụng mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bôi gel axit salicylic
Bôi gel axit salicylic

Lưu ý khi da mặt bị mụn đầu đen

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày là giải pháp chống mụn đầu đen hiệu quả.
  • Gội đầu thường xuyên: Tóc thường có dầu thừa và khói bụi, điều này gây tắc lỗ chân lông, vì vậy bạn nên gội đầu thường xuyên để ngăn ngừa mụn đầu đen.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Không nên ăn các thức ăn nhanh, chứa đường, nước ngọt,… thay vào đó hãy bổ sung rau củ, hoa quả vào thực đơn, đồng thời bạn cũng nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
  • Tránh chạm tay vào mụn: Chạm tay vào mụn sẽ dễ làm lây lan các vi khuẩn trên bề mặt da, từ đó tình trạng mụn càng nghiêm trọng hơn.
Lưu ý gì khi da mặt bị mụn đầu đen?
Lưu ý gì khi da mặt bị mụn đầu đen?

Giải đáp các câu hỏi cách trị mụn đầu đen ở mũi

Có nên tự nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà?

Không nên tự nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà. Việc tự nặn mụn đầu đen có thể gây ra nhiều vấn đề cho da. Khi tự nặn mụn đầu đen, bạn không thể lấy hết nhân mụn và có thể đẩy mụn vào sâu trong da hơn.

Đồng thời, vi khuẩn có thể xâm nhập vào da và kích thích tuyến bã nhờn phát triển, làm cho mụn đầu đen to hơn hoặc lan rộng. Ngoài ra, việc tự nặn mụn có thể gây tổn thương và kích ứng da, dẫn đến sẹo và thâm.

Không nên tự nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà
Không nên tự nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà

Mụn đầu đen ở mũi có tái phát không?

Có, mụn đầu đen ở mũi có thể tái phát. Lỗ chân lông trên mũi dễ bị tắc nghẽn và mụn đầu đen có thể tái phát nếu không có chế độ chăm sóc da đúng cách. Để ngăn chặn sự tái phát của mụn đầu đen, bạn nên duy trì một chế độ làm sạch da định kỳ và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.

Có, mụn đầu đen ở mũi có thể tái phát
Có, mụn đầu đen ở mũi có thể tái phát

Mụn đầu đen có tự hết được không?

Mụn đầu đen có thể tự hết đi nếu bạn duy trì một chế độ làm sạch da đúng cách và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Tuy nhiên, việc điều trị mụn đầu đen có thể mất thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn.

Mụn đầu đen có thể tự hết đi nếu bạn duy trì một chế độ làm sạch da đúng cách
Mụn đầu đen có thể tự hết đi nếu bạn duy trì một chế độ làm sạch da đúng cách

Mụn đầu đen để lâu có sao không?

Mụn đầu đen không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng để mụn đầu đen tồn tại trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây sẹo. Ngoài ra, mụn đầu đen cũng có thể gây mất tự tin về diện mạo.

Mụn đầu đen không gây nguy hiểm cho sức khỏe
Mụn đầu đen không gây nguy hiểm cho sức khỏe

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu mụn đầu đen ở mũi kéo dài trong khoảng 2 tháng mà không hết, bạn nên đi gặp bác sĩ da liễu – chuyên gia về da liễu và thẩm mỹ da. Bác sĩ có thể khám và đánh giá tình trạng da của bạn, từ đó lên phác đồ điều trị chính xác hơn.

Hơn nữa, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chuyên sâu để lấy sạch nhân mụn đầu đen trên da, giúp ngăn chặn mụn tái phát. Việc thăm bác sĩ da liễu sẽ mang lại lợi ích cho quá trình điều trị và giúp bạn có một làn da khỏe mạnh hơn.

Hãy gặp bác sĩ sau 2 tháng mà chưa hết mụn
Hãy gặp bác sĩ sau 2 tháng mà chưa hết mụn

Xem thêm:

Trên đây là nguyên nhân, cách điều trị và một số lưu ý khi da bị cách điều trị mụn đầu đen. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc da mặt khi bị mụn đầu đen. Nếu cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó nhé. 

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Khương Linh
Khương Linh
Hi cả nhà, mình là Khương Linh. Mình là một người yêu thích gym và dinh dưỡng. Mình muốn chia sẻ những kiến thức của mình để mọi người có một cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.

Bài viết liên quan