Máy chạy bộ là dụng cụ tập thể dục thể thao tại nhà được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi và hiệu quả mà nó mang lại. Ngày nay, máy chạy bộ còn được ứng dụng tính năng đo nhịp tim vô cùng hữu ích với người dùng. Cùng khoeplus24h tìm hiểu về tính năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ qua bài viết dưới đây nhé!
Vì sao phải đo nhịp tim trong khi chạy bộ?
Kiểm soát nhịp tim trong quá trình chạy bộ là một yếu tố quan trọng mà bạn cần chú ý đến trong luyện tập. Tim có chức năng bơm máu và đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể, nhờ đó các bộ bận này có thể hoạt động được bình thường.
Việc đo nhịp tim giúp cho người tập có thể kiểm soát thể trạng của bản thân và điều chỉnh tốc độ chạy phù hợp với khả năng của cơ thể. Hạn chế việc tập luyện quá mức dẫn đến những tai nạn không đáng có.
Tìm hiểu về nhịp tim chuẩn
Với người trưởng thành, nhịp tim rơi vào khoảng 66 – 100 nhịp/phút. Bạn cần hiểu rõ về nhịp tim để biết được tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Nhịp tim tối đa (Max heart rate)
Nhịp tim tối đa hay còn gọi là nhịp tim cao nhất mà một người bình thường có thể chịu đựng được. Nếu bạn có nhịp tim vượt ngưỡng tối đa sẽ có thể gặp những nguy hiểm liên quan đến tim mạch. Khi nắm rõ nhịp tim tối đa, bạn có thể điều chỉnh cường độ luyện tập sao cho phù hợp nhất với bản thân.
Công thức tính nhịp tim tối đa:
Nhịp tim tối đa = 220 – số tuổi
Nhịp tim đích (Target heart rate)
Nhịp tim đích được hiểu là nhịp tim mà con người cần hướng tới để đạt được hiệu quả an toàn và tốt nhất cho cơ thể. Nhịp tim đích sẽ bằng 60 – 80% nhịp tim tối đa.
Do đó, người tập cần duy trì chạy với mức nhịp tim này từ 15 – 30 phút/lần tập với máy chạy bộ và thực hiện hiện 5 buổi/tuần để đạt hiệu quả luyện tập cao nhất.
Dưới đây là bảng nhịp tim đích theo độ tuổi mà bạn có thể tham khảo:
Độ tuổi | Nhịp tim đích (nhịp/phút = bpm) | Nhịp tim tối đa (nhịp/phút = bpm) |
20 tuổi | 100 – 170 bpm | 200 bpm |
30 tuổi | 95 – 162 bpm | 190 bpm |
35 tuổi | 93 – 157 bpm | 185 bpm |
40 tuổi | 90- 153 bpm | 180 bpm |
45 tuổi | 88 – 149 bpm | 175 bpm |
50 tuổi | 85 – 145 bpm | 170 bpm |
55 tuổi | 83 – 140 bpm | 165 bpm |
60 tuổi | 80 – 136 bpm | 160 bpm |
65 tuổi | 78 – 132 bpm | 155 bpm |
70 tuổi | 75 – 128 bpm | 150 bpm |
Nhịp tim trung bình trong khi chạy
Mỗi người chúng ta đều có nhịp tim trung bình khi chạy khác nhau dưới tác động bởi các yếu tố sau:
- Tuổi: Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có mức nhịp tim tối đa khác nhau.
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường có thể làm tăng nhịp tim.
- Trình độ luyện tập: Người bình thường sẽ có nhịp tim nghỉ ngơi cao hơn so với những vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp.
- Sử dụng thuốc: Hiện nay, một số loại thuốc như thuốc đối kháng Beta có thể làm giảm nhịp tim của người, ngược lại thuốc tuyến giáp sẽ làm nhịp tim tăng cao.
- Stress: Cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, lo âu cũng có thể làm tăng hoặc chậm nhanh chóng nhịp tim của người chạy bộ.
Cách sử dụng tính năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ
Hầu hết các máy chạy bộ trên thị trường hiện nay đều được trang bị tính năng đo nhịp tim. Với máy chạy bộ có thiết kế miếng kim loại cảm biến thì bạn cần đặt hai bàn tay lên bộ phận này. Tiếp đó, bạn quan sát màn hình điều khiển xem thông số dưới chữ “Pulse” để điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp.
Một số dòng máy chạy bộ hiện đại sẽ trang bị dạng dây đeo ở tay hoặc ngực để đo nhịp tim. Nhịp tim của người tập sẽ được ghi nhận liên tục và hiển thị trên màn hình trong lúc chạy.
Khi mới tập bạn nên chọn những bài nhẹ nhàng và đơn giản. Sau đó, người tập có thể tăng dần cường độ lên và duy trì trạng thái nhịp tim đích từ 15 – 30 phút. Cuối cùng, người tập giảm dần cường độ trong 10 phút cuối để giảm dần cường độ cho đến khi dừng hẳn.
Xem thêm:
- Các bệnh về tim mạch và những triệu chứng điển hình để nhận biết
- 8 bài tập tốt cho tim mạch đơn giản để cải thiện sức khỏe tối ưu
- Ăn gì tốt cho tim mạch? Tổng hợp 13 loại thực phẩm tốt cho tim mạch
Qua bài viết giới thiệu về tính năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ ở trên, hy vọng bạn đã có nhiều thông tin hữu ích. Cùng đón chờ những bài viết hấp dẫn và thú vị tiếp theo trên Khoeplus24h nhé!