Đạp xe là một bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích tại Việt Nam nhưng một số bạn khi đạp lâu lại hay gặp trình trạng mỏi chân. Hôm nay, khoeplus24h sẽ giới thiệu cho các bạn cách đi xe đạp không mỏi chân.
Chuẩn bị trước khi tập luyện
Bạn nên khởi động kỹ trước khi tập luyện, điều giúp bạn hạn chế được chấn thương cũng như chuột rút trong quá trình đạp xe. Một số bạn tập bạn có thể áp dụng: Gập duỗi uốn cong, vòng mắt cá chân, đứng thẳng và đá,…
Bạn cũng cần lựa chọn các loại quần áo có độ co giãn, thấm hút mồ hôi tốt và cuối cùng là mang một đôi giày thể thao thoải mái, nó sẽ giúp bạn dễ chịu trong quá trình đạp xe.
Nên bổ sung những thức ăn giàu carbohydrate và protein trước khi luyện tập để tăng lượng cho cơ bắp. Một tới hai trái chuối trước mỗi buổi tập là một sự lựa chọn không thể hợp lý hơn!
Điều chỉnh yên xe phù hợp với tư thế đạp xe
Điều chỉnh yên xe phù hợp với tư thế đạp xe sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình luyện tập, nó sẽ hạn chế được việc tình trạng mỏi chân, đau lưng, đau vai lúc đang đạp xe.
Bạn nên điều chỉnh độ cao của yên xe lên cao sao bằng với phần thắt lưng, phần đùi và bắp chân tạo một góc xấp xỉ 150 – 160 độ khi chân bạn đặt trên bàn đạp ở điểm thấp nhất (hướng 6 giờ). Chân quá cong hoặc duỗi quá thẳng có thể nhanh chóng làm mỏi cơ chân.
Đạp xe đúng tư thế
Đạp xe đúng tư thế hết sức quan trọng. Việc đạp xe sai tư thế trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ra các vấn đề như: Đau lưng, đau hông, mỏi chân hay thậm chí là cong vẹo cột sống.
Khi đạp xe, bạn nên giữ thẳng lưng từ vai đến hông. Thả lỏng vai và giữ ở tư thế thoải mái nhất cho bạn. Ngoài ra, khuỷu tay hơi cong cũng có thể giúp giảm căng thẳng cho cổ tay.
Sử dụng giữa lòng bàn chân khi đạp
Hãy đạp xe bằng lòng bàn chân vì dưới lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo. Cho nên, khi đạp xe như vậy sẽ giúp xoa bóp huyệt đạo, giảm mỏi chân trong lúc đạp xe đường dài. Bên cạnh đó việc dùng lòng bàn chân cũng giúp bạn có thể giữ thẳng bằng tốt hơn.
Bạn nên đặt bàn đạp vào giữa lòng bàn chân, kết hợp với việc nâng lên hạ xuống nhịp nhàng. Không nên dồn lực quá mạnh vào chân sẽ khiến chân mỏi và đau.
Duy trì nhịp thở đều khi đạp xe
Việc duy trì nhịp thở đều trong lúc đạp xe sẽ giúp bạn bổ sung đủ oxy cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Hơn hết, khi bạn hít thở bằng bụng thay vì ngực sẽ hạn chế tình trạng bị đau dạ dày.
Khi đạp xe nên kết hợp hít thở đều, hít vào thở mạnh và thở ra từ từ theo nhịp. Để bắt đầu, hãy bắt đầu với quãng đường ngắn và tăng dần cường độ để bạn có thể duy trì nhịp thở ổn định khi đạp xe.
Không luyện tập quá sức
Luyện tập quá sức có thể dẫn đến tim đập nhanh, gây kiệt sức, mệt mỏi, đau nhức các cơ hay thậm chí có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng. Bạn nên luyện tập 30 phút trên một ngày và sau đó hãy nghỉ ngơi để giúp các cơ có thể hồi phục.
Bạn cũng nên lập ra thời gian biểu hợp lý, nó giúp bạn tiến bộ hơn qua từng ngày. Trong thời gian đầu, bạn có thể cảm thấy đau nhức các cơ do chưa quen với chế độ luyện tập nhưng sau này tình trạng này sẽ giảm dần.
Ta có câu thành ngữ: “No pain no gain”. Câu này có nghĩa là không có gì đạt được một cách dễ dàng cả. Đau hay tất cả các loại thương tổn khác – đôi khi cần thiết để ta đạt được mục tiêu của mình. Hãy khắc sâu câu thành ngữ này để tạo động lực luyện tập cho bản thân!
Bổ sung nước trước khi luyện tập
Nước là một phần không thể thiếu trong cơ thể của chúng ta. Việc bổ sung nước trước khi luyện tập là vô cùng quan trọng, bởi đạp xe đạp sẽ khiến cơ thể thoát nhiều mồ hôi dẫn đến tình trạng mất nước.
Do đó, bổ sung nước sẽ giúp nạp thêm các chất khoáng cần thiết và lấy lại năng lượng cho cơ thể của bạn.
Xem thêm:
- Nên mua xe đạp lốp to hay nhỏ Cách chọn lốp xe đạp phù hợp nhất
- Xe đạp tập thể dục Air Bike là của nước nào? Có tốt hay không?
- Thương hiệu xe đạp Life của nước nào? Có nên mua không?
Vừa rồi là bài viết 6+ cách đi xe đạp không mỏi chân, hạn chế đau nhức cực hay. Mong bài viết sẽ giúp ích cho việc luyện tập của bạn. Hẹn gặp bạn ở các chủ đề tiếp theo!!!