Ngày nay, cận thị không còn là một tật quá xa lạ, đặc biệt là với những bạn phải làm việc nhiều trước máy tính. Vậy cận nặng có bị mù không? Cũng như các biến chứng nguy hiểm của cận thị nặng là gì? Cùng khoeplus24h trong chuyên mục Bí quyết sống khỏe khám phá ngay dưới bài viết này nhé!
Cận thị bao nhiêu độ là nặng?
Hiện nay, cận thị được chia làm 4 mức độ là:
- Cận thị nhẹ: -0.25 đến -3 Diop.
- Cận thị trung bình: -3.25 đến – 6 Diop.
- Cận thị nặng: -6.25 đến -10 Diop.
- Cận thị cực đoan: -10.25 Diop trở lên.
Như vậy, những người bị cận từ -6.25 Diop trở lên được xem là cận thị nặng. Đặc biệt, độ cận trên -10 Diop được định nghĩa là cận thị cực đoan, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác về mắt.
Mức độ cận thị nặng nhất là bao nhiêu?
Trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào xác định được giới hạn của độ cận, người bệnh có thể cận từ vài độ hoặc vài chục độ tùy theo cơ địa hoặc cách chăm sóc mắt của mỗi người bị cận.
Cận thị bao nhiêu độ thì mù?
Những người bị cận vượt quá -50 Diop sẽ được xem là bị mù. Bởi vì lúc này họ chỉ có thể nhìn rõ được những vật ở cách mắt 2cm và dù có mang kính để điều chỉnh thị lực thì dường như cũng không còn tác dụng với họ.
Tuy nhiên trên thực tế, khi mắt của bạn bị cận đến -20, -25 Diop thì mắt thường sẽ bị một số bệnh lý khác như bong tróc võng mạc, thoái hóa võng mạc cận thị, đục thủy tinh thể,… Những căn bệnh này cũng sẽ làm giảm thị lực của bạn đáng kể.
Người bị cận thị bao nhiêu độ thì không mổ được?
Hiện tại, có rất nhiều phương pháp mổ cận thị, cụ thể:
- Relex Smile: Cận -10 Diop, loạn 5 Diop
- Femto Lasik: Cận -18 Diop, loạn 6 Diop
- Lasik cơ bản: Cận -4 đến -10 Diop.
- Phakic ICL: Cận -18 Diop, viễn +12 Diop, loạn 6 Diop
- Mổ Phaco: Cận thị nặng, đục thủy tinh thể
- PRK-SmartSurface: Cận thị dưới -4 Diop
Nếu người cận thị có độ cận hoặc loạn nằm ngoài những khoảng đo trên thì không mổ được. Tuy nhiên, để chọn được phương pháp mổ cận phù hợp tình trạng mắt của mình, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín để được kiểm tra, thăm khám và tư vấn nhé!.
Cận nặng bị mù không?
Cận thị nặng tuy không trực tiếp gây mù lòa nhưng cận thị nặng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, bong võng mạc, tăng nhãn áp góc mở cao hơn so với những người có độ cận thị vừa phải.
Những biến chứng của cận thị nặng
Bong võng mạc
Bong võng mạc là hiện tượng một phần võng mạc nhạy cảm với ánh sáng bị tách ra từ mặt sau của nhãn cầu. Phần nhãn cầu của những người cận thị nặng thường bị lồi ra phía trước làm võng mạc bị kéo cong khiến chúng bị mỏng và thoái hóa dần.
Nếu không kịp thời cải thiện, các tế bào thần kinh sẽ dần mất kết dính, gây rách và bong võng mạc làm giảm thị lực hoặc nếu nặng hơn sẽ bị mất thị lực vĩnh viễn.
Đục thủy tinh thể
Những người bị cận thị nặng thường sẽ có phần nhãn cầu to hơn bình thường, làm kéo giãn các thành phần quang học làm cho phần này thiếu máu và gây đục thủy tinh thể.
Thoái hóa điểm vàng
Điểm vàng là phần trung tâm của võng mạc, giúp bạn có thể nhìn rõ từng đường nét, màu sắc của sự vật. Tuy nhiên, nếu mắt bị cận thị nặng, điểm vàng bị thoái hóa, thay đổi về mạch máu và làm suy giảm thị lực..
Bệnh thoái hóa điểm vàng thường không có dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn đầu. Triệu chứng phổ biến của những bệnh nhân mắc thoái hóa điểm vàng là tầm nhìn kém, đôi khi xuất hiện các vùng tối và nhìn nhận màu sắc bị kém đi.
Tăng nhãn áp góc mở
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của người cận thị nặng. Vì khi mắc, người bệnh sẽ dần bị thu hẹp tầm nhìn dần vào trung tâm, hình ảnh và màu sắc các vùng xung quanh sẽ mờ dần rồi mất hẳn.
Nhược thị
Nguyên nhân dẫn đến nhược là khi mắt của người bị cận thị nặng phải liên tục điều tiết nhiều, là suy giảm thị lực do não bộ không kịp nhận biết và phân tích được các hình ảnh mà mắt truyền đến.
Lác (lé) mắt
Cận thị nặng có thể gây ra chứng mắt bị lác (lác ngoài hoặc lác mắt luân phiên). Bởi vì, khi bị cận thị nặng, cơ mắt điều tiết kém dẫn đến hiện tượng đồng tử của hai mắt không nằm trên cùng một vị trí cân đối như mắt thường, gọi là lác mắt.
Bị cận thị nặng phải làm sao?
Nếu không may, bạn bị cận thị nặng thì nên ghé ngay đến bệnh viện mắt uy tín để được các bác sĩ nhãn khoa khám và đưa ra phương pháp kiểm soát, điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau để chủ động ngăn ngừa diễn tiến của bệnh:
- Tăng cường các hoạt động ngoài trời để luyện tập tầm mắt. Đặc biệt ở lứa tuổi 14 – 29, một số nghiên cứu cho thấy việc để mắt tiếp xúc với tia UVB trong ánh nắng có thể làm giảm tỷ lệ mắc cận thị.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên nhiều dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin C, A, E, Omega-3, chất chống oxy hóa,… có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại hạt và trái cây.
- Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại, giữa khoảng cách phù hợp nếu cần sử dụng.
- Không làm việc hoặc đọc sách ở những nơi thiếu sáng.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc mang kính theo chỉ định của bác sĩ để làm chậm sự tiến triển của cận thị.
Bảo vệ thị từ lực sớm và đúng cách giúp phòng ngừa mù lòa
Nếu bị cận thị nặng, bạn sẽ đối mặt với nhiều biến chứng đầy nguy hiểm. Vì vậy, cần chủ động bảo vệ đôi mắt từ sớm và đúng cách nhé bằng cách điều chỉnh lối sống khoa học, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho thị lực.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC SỨC KHOẺ:
- Cách để chơi bóng đá giỏi: một số kỹ năng giúp cải thiện chuyên môn
- Hướng dẫn cách hít thở khi chạy bộ đúng kỹ thuật
- 11 tác dụng của đi bộ nhanh và kỹ thuật đi bộ nhanh đúng chuẩn
Bên trên là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi cận nặng có bị mù không? Cũng như một số biến chứng nguy hiểm khi cận nặng và các biện pháp để bảo vệ đôi mặt của mình luôn sáng, khỏe. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.