Tê chân tay là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn, có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy tê chân tay là bệnh gì? Cùng khoeplus24h trong chuyên mục Bí quyết sống khỏe theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về nó nhé!
Tê chân tay là bệnh gì?
Tê bì chân tay là cảm giác bị tê ở tay hoặc chân do các dây thần kinh bị chèn ép. Nhiều trường hợp cảm thấy tê nhiều ở ngón giữa và ngón trỏ. Khi mắc bệnh này, bạn sẽ có cảm giác ngón tay, ngón chân như bị kim đâm hoặc kiến bò.

Ngoài ra, còn có người không còn cảm giác. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày làm người bệnh cảm thấy khó chịu, vận động cũng khó khăn hơn.
Nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay thường xuyên
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tê bì chân tay là ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý, áp lực cuộc sống,…

Ngoài ra, tê bì chân tay còn xuất hiện trong trường hợp:
- Phụ nữ có thai ở cuối thai kỳ.
- Mạch máu và thần kinh bị chèn ép.
- Thời tiết thay đổi đặc biệt là khi chuyển trời gây rối loạn cảm giác.
- Một số loại thuốc có tác dụng phụ tê bì chân tay.
- Người bệnh đái tháo đường thường có triệu chứng tê nhức tay chân do biến chứng của bệnh.
Khám lâm sàng và cận lâm sàng để biết chính xác nguyên nhân
Người bệnh cần khám lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh tê chân tay. Qua đó, người bệnh được điều trị đúng phương pháp, hiệu quả và kịp thời.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết các biện pháp phòng ngừa bệnh tê chân tay như:
- Chế độ ăn uống hợp khoa học, bổ sung đầy đủ các vi chất.
- Tăng cường vận động cơ thể, tập thể dục thường xuyên.
- Hạn chế rượu bia, các chất kích thích.
- Hạn chế ngồi 1 tư thế quá lâu, không bận động.
- Giữ ấm cho tay chân khi chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông.
- Bỏ thuốc lá
Lưu ý: Những người bị bệnh đái tháo đường, phụ nữ mang thai,… Cần khám sức khỏe ngay khi có triệu chứng tê chân tay.
Phương pháp điều trị tê bì chân tay
Sử dụng thuốc giảm đau
Để giảm tình trạng tê bì, nhức buốt ở chân tay, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng các loại thuốc giảm đau như:
- Thuốc giảm đau kê đơn: Morphine, Hydrocodone, Codeine, Fentanyl, Diclofenac hỗ trợ giảm viêm và tê ngứa.
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol (Acetaminophen) hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Naproxen, Ibuprofen để khắc phục tình trạng đau, sưng và tê ở tay chân.
- Tiêm corticosteroid: Tiêm corticosteroid vào khu vực bị nhức mỏi, người bệnh có thể tạm thời giảm cơn đau và ngăn ngừa tổn thương liên quan khác.

Nếu lạm dụng thuốc thì sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm: suy gan, suy thận, loãng xương, viêm loét dạ dày, teo cơ, hạ kali trong máu, đục thủy tinh thể hoặc hoại tử xương vô mạch.
Chườm lạnh
Bạn nên chườm lạnh cho tay chân bằng túi gel hoặc đá bọc trong khăn khoảng 15 phút. Thời điểm này, nhiệt lạnh giúp co mạch, cải thiện tê buốt và đau nhức hiệu quả.

Bạn có thể xen kẽ chườm nóng. Điều này giúp giãn cơ và dây chằng, thúc đẩy lưu thông máu, từ đó giảm tê chân tay nhanh chóng. Người bệnh cần dùng chai nước ấm khoảng 60 độ hoặc đệm nóng áp lên vùng bị tê ngứa khoảng 20 phút.
Thói quen sinh hoạt khoa học
Bệnh nhân nên thay đổi thói quen sinh hoạt không khoa học, hướng đến sống lành mạnh để cải thiện tình trạng tê chân tay:
- Không lo lắng, căng thẳng quá mức. Hãy thư giãn bằng việc đọc sách, nghe nhạc hoặc đi du lịch giúp cải thiện tinh thần, xoa dịu tê đau nhanh chóng.
- Nghỉ ngơi hợp lý, không cử động nặng nhằm hạn chế cơn đau gia tăng.
- Thực hiện các bài tập như yoga, aerobic và pilate giúp cơ thể dẻo dai, xương khớp chắc khỏe và lưu thông máu ổn định.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng cho hệ xương khớp, thần kinh và mạch máu như vitamin D, canxi, magie, vitamin K hoặc thực phẩm chức năng như GLucosamine để giảm nguy cơ thoái hóa về sau.

Biện pháp phòng ngừa tê bì chân tay
Bạn nên làm những điều sau để phòng ngừa hiện tượng tê chân tay:
- Chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, vi chất,…
- Tập thể dục đều đặn để cơ thể dẻo dai, lưu thông khí huyết.
- Sinh hoạt lành mạnh, hạn chế căng thẳng, thức khuya, ngủ đủ giấc, ngồi đúng tư thế,…
- Giữ cân nặng ở mức ổn định, nếu thừa cân sẽ làm dây thần kinh bị chèn ép và làm tay chân tê bì.
- Không uống rượu bia, thuốc lá, ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,…
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Xem thêm:
- Hướng dẫn 5 bài tập lưng với bóng yoga đơn giản, dễ thực hiện
- 8 bài tập tốt cho tim mạch đơn giản để cải thiện sức khỏe tối ưu
- Bỏ túi những bài tập mông với tạ đơn cho vòng 3 săn chắc
Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về tê chân tay là bệnh gì và cách phòng ngừa bệnh này. Bản chất tê chân tay không quá nguy hiểm, tuy nhiên lại là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe nguy hiểm.