Tam thất là gì? Tác dụng của tam thất, cách dùng và giá tam thất

0
(0)

Tam thất là một loại dược liệu quý có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24h tìm hiểu qua tam thất là gì, các tác dụng của hoa tam thất, cách sử dụng đúng và giá bán của tam thất nhé!

Tam thất là gì

Nguồn gốc

Hoa tam thất có nguồn gốc từ phía nam Trung Quốc và được trồng từ rất lâu đời với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thậm chí, theo thông tin của Viện Nghiên cứu thực vật Vân Nam (năm 1975) và Thực vật phân loại học, còn cho biết thêm: hoa tâm thất có khả năng mọc và phát triển tự nhiên mà không cần phải nhờ đến bàn tay con người trồng.

Ở Việt Nam, hoa tam thất thường là giống cây được nhập trồng từ Trung Quốc (1970 – 1984). Tuy nhiên, có theo Sách đỏ Việt Nam (xuất bản năm 1996, tập II – Phần thực vật, trang 206) và Từ điển cây thuốc Việt Nam (xuất bản năm 1992) có đề cập hoa tam thất còn mọc tự nhiên ở vùng Sa Pa.

Nguồn gốc tam thất
Nguồn gốc tam thất

Đặc điểm

Hoa tam thất là loại cây thân thảo, sống lâu năm cùng họ với nhân sâm nên có tên gọi khác là thổ sâm, sâm tam thất, kim bất hoán hoặc điều thất nhân sâm. Tên khoa học của hoa tam thất là Panax pseudoginseng.

Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, hoa có màu lục vàng nhạt với 5 lá đài răng ngắn, 5 cánh hoa rộng ở phía dưới, 5 nhị và 2 ô bầu.

Quả của cây tam thất có hình cầu dẹt, chuyển sang màu đỏ khi chín cùng với hạt hình cầu màu trắng.

Cây tam thấy thường ra hoa vào khoảng thời gian từ tháng 5 – 7 và ra quả vào tháng 8 – 10. Người ta trồng cây tam thất để lấy bộ phận nụ hoa và rễ củ (được gọi là củ tâm thất) sử dụng với mục đích về sức khỏe.

Đặc điểm tam thất
Đặc điểm tam thất

Uống tam thất có béo không? Tác dụng của tam thất

Giá trị dinh dưỡng

Cây tam thất chứa nhiều thành phần hóa học, nhất là saponin (chứa nhiều trong lá) và sanchinosid B1 (chứa trong rễ). Ngoài ra còn có một số hợp chất có lợi khác như flavonoid, phytosterol, polysaccharid và muối vô cơ.

Theo Đông Y, thì tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn và có công dụng hỗ trợ phá huyết, tán ứ, tư bổ cường tráng và tiêu thũng đinh thống.

Đặc biệt trong nụ hoa có chứa hoạt chất nhân sâm rb1 và rb2 – đây là các chất mang lại công dụng đối với sức khỏe của những người bị bệnh như về tim mạch, khó ngủ,…. Ngoài ra, hoạt chất này còn có khả năng hỗ trợ khử 16 axit amin (như valin, prolin, leucine, phenylalanin,…).

Giá trị dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng

Dưỡng nhan cho phụ nữ

Nhờ thành phần cốt lõi là panax notoginseng saponin nên tam thất có tác dụng trong việc giúp lưu thông máu, hỗ trợ chức năng hoạt huyết, làm trắng và loại bỏ tàn nhang trên da rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, tam thất có khả năng chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do,… nên chị em phụ nữ yêu thích sử dụng bột tam thất trong làm đẹp và chăm sóc cơ thể.

Dưỡng nhan cho phụ nữ
Dưỡng nhan cho phụ nữ

Hỗ trợ chống nhiễm khuẩn, phòng ngừa ung thư

Một tác dụng khác của tam thất cũng rất nổi bật đó chính là hỗ trợ chống nhiễm khuẩn và làm lành vết thương sau phẫu thuật nhanh hơn.

Đặc biệt, thời gian gần đây tam thất được dùng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư (máu, vòm họng, phổi, tử cung,…) và thu được nhiều kết quả khả quan.

Hỗ trợ chống nhiễm khuẩn, phòng ngừa ung thư
Hỗ trợ chống nhiễm khuẩn, phòng ngừa ung thư

Cách dùng tâm thất

Dùng nụ tam thất

Mỗi lần sử dụng, cho khoảng 3 – 5gr nụ hoa vào ấm trà, sau đó đổ vào 100ml nước sôi, lắc nhẹ ấm và đổ phần nước đó đi.

Tiếp theo cho 500ml nước sôi vào ấm và tiến hành ủ 5 – 10 phút là có thể thưởng thức được.

Vị trà hoa tam thất sẽ hơi nhẫn đắng, nhưng hậu vị ngọt thanh, tuy nhiên, nụ hoa tam thất không thích hợp cho những người có tiền sử bệnh huyết áp thấp, phụ nữ có thai hay trẻ em dưới 2 tuổi.

Dùng nụ tam thất
Dùng nụ tam thất

Dùng rễ tam thất

Dùng trực tiếp

Tam thất sau khi mua về bạn có thể rửa sạch phần rễ, sau đó giã nát rồi đắp lên vị trí vết thương.

Dùng tươi

Tam thất sau khi mua về có thể rửa sạch rễ, mang phơi nắng hoặc sấy khô, cuối cùng nghiền nhuyễn hoặc thái thật mỏng rồi có thể sử dụng.

Dùng chín

  • Cách 1: Tam thất mang rửa sạch, rồi ngâm ủ với rượu cho mềm ra. Sau đó mang thái mỏng rồi sao qua chảo nóng, nghiền nhuyễn thành bột.
  • Cách 2: Tam thất mang rửa sạch rồi thái lát thật mỏng sau đó mang sao lên với dầu thực vật đến khi tam thất chuyển thành màu vàng nhạt rồi đem nghiền mịn thành bột.

Bột tam thất có thể trữ trong các hũ thủy tinh, hũ kín để dành dùng dần. Mỗi lần uống có thể cho vào 1 – 2 muỗng cà phê bột tam thất hòa với 100ml nước ấm là được.

Dùng rễ tam thất
Dùng rễ tam thất

Nên uống tam thất trước hay sau ăn?

Tuy tam thất là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe nhưng cũng cần chú ý đến cách dùng, thời gian thích hợp để dùng,… sao cho tam thất có thể phát huy tác dụng tối đa nhất, đặc biệt là tác dụng dưỡng nhan dành cho chị em phụ nữ.

Mỗi buổi sáng bạn có thể ăn 1 muỗng cà phê bột tam thất. Bột tam thất không nên dùng khi bụng đói, có thể trộn bột tam thất với sữa bò hoặc nước ấm để dễ uống hơn.

Bột tam thất được khuyến khích sử dụng hằng ngày để đảm bảo hiệu quả, tuy nhiên nếu bạn bị bệnh về dạ dày có thể uống sau bữa ăn 30 phút, đặc biệt hạn chế dùng tam thất vào buổi tối để tránh khó ngủ.

Nên uống tam thất trước hay sau ăn?
Nên uống tam thất trước hay sau ăn?

Lưu ý khi dùng tam thất

Tuy có nhiều công dụng hữu ích nhưng vẫn có những trường hợp được khuyến cáo không nên dùng tam thất như:

  • Khi cảm mạo, phong nhiệt: tam thất sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn.
  • Phụ nữ đang đến kì kinh nguyệt: tăng lưu thông máu khiến bị máu ra quá nhiều. Tuy nhiên, nếu trường hợp phụ nữ bị ứ huyết thì có thể sử dụng tam thất để điều hòa kinh nguyệt.
  • Phụ nữ đang mang thai: dễ động thai, sảy thai vì tam thất có khả năng hỗ trợ tuần hoàn.
  • Dị ứng với các thành phần có trong tam thất.
Lưu ý khi dùng tam thất
Lưu ý khi dùng tam thất

Giá tam thất bao nhiêu?

Hiện nay tam thất được tìm mua khá dễ dàng tại các hiệu thuốc Đông y cổ truyền hoặc tìm mua trên các trang thương mại điện tử. Do tam thất có giá thành tương đối cao nên khi mua bạn nên lưu ý chọn những nơi uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

  • Bột tam thất có giá thành dao động từ 400.000 – 450.000 đồng/100gr (mức giá cập nhật vào tháng 10/2021).
  • Củ/ rễ tam thất thường bán dưới dạng đã sấy khô, giá cả dao động từ 800.000 – 1.000.000 đồng/kg (mức giá cập nhật tháng 10/2021).
  • Nụ/ hoa tam thất thường được sấy khô rồi bán với giá từ 200.000 – 300.000 đồng/100gr (mức giá cập nhật tháng 10/2021).
Giá tam thất bao nhiêu?
Giá tam thất bao nhiêu?

Qua bài viết này, KHOEPLUS24h hi vọng rằng bạn đã có thêm nhiều thông tin về tác dụng của hoa tam thất, kinh nghiệm hữu ích trong việc sử dụng tam thất để bồi bổ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình. Đừng quên để lại cảm nhận cho chúng tôi nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Xem nhiều

Khương Linh
Khương Linh
Hi cả nhà, mình là Khương Linh. Mình là một người yêu thích gym và dinh dưỡng. Mình muốn chia sẻ những kiến thức của mình để mọi người có một cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here