7 thực đơn cho người tiểu đường siêu chi tiết tốt cho sức khỏe

0
(0)

Bệnh tiểu đường nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể. Vì vậy, những người tiểu đường nên có chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn. Hôm nay, bạn hãy cùng KHOEPLUS24H tham khảo ngay thực đơn cho người tiểu đường dưới đây nhé!

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Những thực phẩm nên ăn

Những thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên ăn để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà không lo tăng đường huyết:

  • Nhóm đường bột: Gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, gạo còn vỏ cám, rau củ,… được chế biến bằng cách luộc, hấp và hạn chế tối đa xào, chiên.
  • Nhóm thịt cá: Các loại cá béo, thịt gia súc bỏ mỡ, thịt gia cầm bỏ da được chế biến bằng cấp luộc, hấp, áp chảo để loại bỏ bớt mỡ.
  • Nhóm chất béo, đường: Thực đơn cho người tiểu đường nên ưu tiên các thực phẩm có chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, dầu cá, dầu olive, vừng,…
  • Nhóm rau: Rau hấp, luộc nên xuất hiện nhiều trong thực đơn cho người tiểu đường. Đặc biệt, rau trộn không nên sử dụng các loại sốt có chất béo.
  • Hoa quả: Tăng cường ăn trái cây tươi và hạn chế các loại quả chín ngọt như xoài, hồng, sầu riêng,…
Những thực phẩm nên ăn
Những thực phẩm nên ăn

Những thực phẩm nên kiêng

Tinh bột trắng, chất béo bão hòa, mỡhoa quả sấy là những thực phẩm mà người bệnh tiểu đường không nên ăn vì những loại thực phẩm này chứa lượng đường rất cao, dễ khiến người bệnh tăng đường huyết.

Những thực phẩm nên kiêng
Những thực phẩm nên kiêng

Nguyên tắc ăn uống đối với người bị tiểu đường

Thực đơn cho người tiểu đường cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên, dưới đây là những nguyên tắc ăn uống mà người bệnh cần chú ý.

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh trường hợp tăng đường huyết đột ngột.
  • Ăn đúng giờ, các bữa ăn nên cách nhau 2 – 3 tiếng.
  • Chú ý khẩu phần ăn, không thay đổi quá nhanh khẩu phần ăn.
  • Dành thời gian vận động cơ thể để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc ăn uống đối với người bị tiểu đường
Nguyên tắc ăn uống đối với người bị tiểu đường

Thực đơn mẫu cho người tiểu đường

Thực đơn thứ 1 (1300 Kcal)

Bữa sáng: Bún ngan (1 bát vừa/351Kcal)

Khởi đầu buổi sáng với bát bún ngan cực thơm ngon bạn nhé! Bún ngan với phần nước dùng ngọt thanh kết hợp cùng sợi bún mềm, dai. Thịt ngan thì chắc, ngọt lại còn beo béo càng ăn càng thấy ngon.

Bữa sáng: Bún ngan (1 bát vừa/351Kcal)
Bữa sáng: Bún ngan (1 bát vừa/351Kcal)

Bữa phụ 1: Ổi (100gr/68 kcal)

Ổi ít đường lại chứa nhiều vitamin C nên vô cùng thích hợp dùng làm món ăn cho bữa phụ cho người bệnh tiểu đường.

Bữa phụ 1: Ổi (100gr/68 kcal)
Bữa phụ 1: Ổi (100gr/68 kcal)

Bữa trưa (431 Kcal): Cơm gạo lứt (1/2 bát con) , Canh rau cải nấu bò (1 bát con), Cá nục kho tiêu (150gr), Súp lơ luộc (200gr)

Cơm gạo lứt thơm với hạt cơm dẻo ăn cùng cá nục kho tiêu đậm đà, thịt cá thì mềm, thấm vị rất đưa cơm.

Canh rau cải nấu bò thì nóng hổi, rau cải vẫn giữ được độ giòn bên cạnh thịt bò mềm, ngon.Thêm súp lơ luộc mọng nước, tươi xanh ăn chung với cơm lại càng ngon.

Bữa trưa (431 Kcal): Cơm gạo lứt (1/2 bát con) , Canh rau cải nấu bò (1 bát con), Cá nục kho tiêu (150gr), Súp lơ luộc (200gr)
Bữa trưa (431 Kcal): Cơm gạo lứt (1/2 bát con) , Canh rau cải nấu bò (1 bát con), Cá nục kho tiêu (150gr), Súp lơ luộc (200gr)

Bữa phụ 2: Đu đủ chín (150gr/50 Kcal)

150gr đu đủ chín chỉ chứa 50 Kcal thôi nên người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn vào bữa phụ

Bữa phụ 2: Đu đủ chín (150gr/50 Kcal)
Bữa phụ 2: Đu đủ chín (150gr/50 Kcal)

Bữa tối (350 Kcal): Canh đậu bắp thịt heo (1/2 bát con), Tôm hấp sả (150gr), Cà rốt luộc (100gr), Dưa leo (150gr)

Bữa tối với canh đậu bắp thịt heo nóng hổi cùng nước dùng ngọt thanh, đậu bắp mềm ngon và thịt heo thấm vị quả là tuyệt vời. Tôm hấp sả thơm lừng, ngọt thịt, dai giòn. Cà rốt luộc và dưa leo giòn ngọt nhiều chất xơ bổ sung vào thực đơn cũng rất phù hợp.

Bữa tối (350 Kcal): Canh đậu bắp thịt heo (1/2 bát con), Tôm hấp sả (150gr), Cà rốt luộc (100gr), Dưa leo (150gr)
Bữa tối (350 Kcal): Canh đậu bắp thịt heo (1/2 bát con), Tôm hấp sả (150gr), Cà rốt luộc (100gr), Dưa leo (150gr)

Bữa phụ 3: Sữa chua không đường (1 hũ nhỏ/80 Kcal)

Một hũ nhỏ sữa chua không đường chứa khoảng 80 Kcal vừa cung cấp lợi khuẩn tốt cho đường ruột, vừa là bữa phụ cực hoàn hảo cho mọi người, đặc biệt là người tiểu đường.

Bữa phụ 3: Sữa chua không đường (1 hũ nhỏ/80 Kcal)
Bữa phụ 3: Sữa chua không đường (1 hũ nhỏ/80 Kcal)

Thực đơn thứ 2 (1200 Kcal)

Bữa sáng: Canh bún (1 bát vừa/296 Kcal)

Một tô canh bún ấm bụng cho bữa sáng thì còn gì bằng đúng không nào? Nước dùng đậm đà hòa quyện với thịt ngọt và bạch tuộc dai giòn cùng cà chua chua nhẹ khiến bạn chỉ muốn ăn mãi thôi.

Bữa sáng: Canh bún (1 bát vừa/296 Kcal)
Bữa sáng: Canh bún (1 bát vừa/296 Kcal)

Bữa phụ 1: Bưởi (100gr/57 Kcal)

Bưởi là loại trái cây vô cùng tốt dành cho bệnh nhân tiểu đường bởi trong 100gr bưởi chỉ chứa 57 Kcal, chua chua ngọt ngọt thì ai mà không thích đúng không nào?

Bữa phụ 1: Bưởi (100gr/57 Kcal)
Bữa phụ 1: Bưởi (100gr/57 Kcal)

Bữa trưa (470 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh bí đỏ tôm (1 bát con), Thịt nạc heo luộc (150gr), Su su luộc (200gr)

Bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cơm nhưng bạn nhớ chú ý vào liều lượng khoảng nửa chén nhỏ thôi nhé! Canh bí đỏ dẻo, ngọt kết hợp với tôm tươi dai ngon, ăn cùng thịt nạc heo luộc mềm béo và su su luộc giòn, tươi rất hấp dẫn.

Bữa trưa (470 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh bí đỏ tôm (1 bát con), Thịt nạc heo luộc (150gr), Su su luộc (200gr)
Bữa trưa (470 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh bí đỏ tôm (1 bát con), Thịt nạc heo luộc (150gr), Su su luộc (200gr)

Bữa phụ 2: Dâu tây (200gr/65 Kcal)

Dâu tây là loại quả mọng mà người bệnh tiểu đường nên ăn để cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể mà không sợ đường huyết tăng cao.

Bữa phụ 2: Dâu tây (200gr/65 Kcal)
Bữa phụ 2: Dâu tây (200gr/65 Kcal)

Bữa tối (224 Kcal): Canh rau mồng tơi thịt băm (1/2 bát con), Ức gà luộc (150gr), Cải thảo luộc (150gr)

Khép lại bữa tối với canh mồng tơi thịt băm, ức gà luộc và cải thảo luộc. Nước canh mồng tơi ngọt thanh, rau mềm và thịt băm thấm vị. Ăn cùng là ức gà luộc mềm, ngọt và cải thảo luộc mọng nước, giòn ngon.

Bữa tối (224 Kcal): Canh rau mồng tơi thịt băm (1/2 bát con), Ức gà luộc (150gr), Cải thảo luộc (150gr)
Bữa tối (224 Kcal): Canh rau mồng tơi thịt băm (1/2 bát con), Ức gà luộc (150gr), Cải thảo luộc (150gr)

Bữa phụ 3: Sữa cho người tiểu đường (135ml/128 Kcal)

Nếu đói bụng, bạn có thể uống 1 ly sữa nhỏ dành cho người bị tiểu đường để không bị quá đói khi ăn bữa tiếp theo nhé!

Bữa phụ 3: Sữa cho người tiểu đường (135ml/128 Kcal)
Bữa phụ 3: Sữa cho người tiểu đường (135ml/128 Kcal)

Thực đơn thứ 3 (1350 Kcal)

Bữa sáng: Phở gà (1 bát vừa/453 Kcal)

Sáng sớm mà được thưởng thức 1 tô phở gà thơm lừng ấm bụng thì còn gì bằng! Bánh phở mềm hòa quyện với nước phở vừa ăn, thanh vị cùng thịt gà dai, chắc ăn 1 miếng là mê ngay!

Bữa sáng: Phở gà (1 bát vừa/453 Kcal)
Bữa sáng: Phở gà (1 bát vừa/453 Kcal)

Bữa phụ 1: Cam (100gr/47 Kcal)

Lót dạ nhẹ bữa phụ với 1 quả cam chua chua ngọt ngọt, chắc thịt mọng nước để kích thích vị giác cho bữa trưa ăn ngon hơn nhé!

Bữa phụ 1: Cam (100gr/47 Kcal)
Bữa phụ 1: Cam (100gr/47 Kcal)

Bữa trưa (415 Kcal): Cơm gạo lứt (1/2 bát con), Canh cua rau đay (1 bát con), Cá thu hấp (150gr), Rau muống luộc (200gr)

Bữa trưa đủ chất với cơm gạo lứt dẻo thơm cùng canh cua rau đay ngọt thanh, bổ dưỡng. Ăn cùng cơm và canh là cá thu hấp với thịt cá ngọt, mềm và rau muống luộc giòn mát.

Bữa trưa (415 Kcal): Cơm gạo lứt (1/2 bát con), Canh cua rau đay (1 bát con), Cá thu hấp (150gr), Rau muống luộc (200gr)
Bữa trưa (415 Kcal): Cơm gạo lứt (1/2 bát con), Canh cua rau đay (1 bát con), Cá thu hấp (150gr), Rau muống luộc (200gr)

Bữa phụ 2: Nho đen (150gr/80 Kcal)

Nho đen cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể đặc biệt là phòng ngừa nhiều bệnh nhờ chất chống oxy hóa. Đây là loại trái cây thích hợp dành cho người bệnh tiểu đường.

Bữa phụ 2: Nho đen (150gr/80 Kcal)
Bữa phụ 2: Nho đen (150gr/80 Kcal)

Bữa tối (230 Kcal): Canh su su tôm tươi (1/2 bát con), Ức gà nướng (150gr), Bắp cải luộc (150gr)

Canh su su tôm tươi ngọt nước, thịt tôm dai dai và su su mềm. Ức gà nướng thì đậm đà, thơm lừng, thịt gà thì chắc, mềm ăn cùng bắp cải luộc giòn ngọt cực hấp dẫn.

Bữa tối (230 Kcal): Canh su su tôm tươi (1/2 bát con), Ức gà nướng (150gr), Bắp cải luộc (150gr)
Bữa tối (230 Kcal): Canh su su tôm tươi (1/2 bát con), Ức gà nướng (150gr), Bắp cải luộc (150gr)

Bữa phụ 3: Sữa cho người tiểu đường (150ml/140 Kcal)

Sữa cho người tiểu đường giúp bổ sung chất xơ, chất đạm, chất bột đường cho cơ thể, hỗ trợ ổn định đường huyết.

Bữa phụ 3: Sữa cho người tiểu đường (150ml/140 Kcal)
Bữa phụ 3: Sữa cho người tiểu đường (150ml/140 Kcal)

Thực đơn thứ 4 (1300 Kcal)

Bữa sáng (390 Kcal): Ngũ cốc ăn sáng (150gr), Sữa không đường (1 cốc nhỏ)

Khởi động ngày mới nhẹ nhàng với ngũ cốc ăn sáng nhanh gọn và 1 cốc nhỏ sữa không đường để bổ sung dưỡng chất cho cả ngày.

Bữa sáng (390 Kcal): Ngũ cốc ăn sáng (150gr), Sữa không đường (1 cốc nhỏ)
Bữa sáng (390 Kcal): Ngũ cốc ăn sáng (150gr), Sữa không đường (1 cốc nhỏ)

Bữa phụ 1: Quýt (100gr/53 Kcal)

Nạp thêm vitamin C cho cơ thể và cải thiện sự hấp thụ dinh dưỡng với quả quýt đầy nước chua chua ngọt ngọt vào bữa phụ bạn nhé!

Bữa phụ 1: Quýt (100gr/53 Kcal)
Bữa phụ 1: Quýt (100gr/53 Kcal)

Bữa trưa (424 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh giá đỗ thịt băm (1 bát con), Cải thìa luộc (200gr)

Tiếp theo là bữa trưa với cơm trắng dẻo ngon ăn cùng canh giá đỗ thịt băm giòn ngọt cùng đậu hũ non mềm, béo tan trong miệng. Thêm 1 phần rau ăn cùng nữa với cải thìa luộc tươi mát nhé!

Bữa trưa (424 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh giá đỗ thịt băm (1 bát con), Cải thìa luộc (200gr)
Bữa trưa (424 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh giá đỗ thịt băm (1 bát con), Cải thìa luộc (200gr)

Bữa phụ 2: Dâu tây (200gr/65 Kcal)

Nếu người bệnh tiểu đường yêu thích các loại trái cây thì dâu tây là một lựa chọn phù hợp đấy. Dâu tây chua chua ngọt ngọt giúp bổ sung nhiều vitamin C và vitamin B9 cho cơ thể.

Bữa phụ 2: Dâu tây (200gr/65 Kcal)
Bữa phụ 2: Dâu tây (200gr/65 Kcal)

Bữa tối (300 Kcal): Canh rau lang (1 bát con), Ức gà nướng (150gr), Súp lơ luộc (200gr), Cà rốt luộc (100gr)

Bữa tối sẽ là canh rau lang thơm ngon cực thích hợp cho ngày nắng nóng kết hợp cùng tôm tươi, săn. Bên cạnh đó là ức gà nướng đậm đà cùng súp lơ và cà rốt luộc giòn ngọt.

Bữa tối (300 Kcal): Canh rau lang (1 bát con), Ức gà nướng (150gr), Súp lơ luộc (200gr), Cà rốt luộc (100gr)
Bữa tối (300 Kcal): Canh rau lang (1 bát con), Ức gà nướng (150gr), Súp lơ luộc (200gr), Cà rốt luộc (100gr)

Bữa phụ 3: Sữa cho người tiểu đường (100ml/80 Kcal)

Bổ sung thêm 1 ly sữa cho người tiểu đường vào bữa phụ để bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể thôi nào!

Bữa phụ 3: Sữa cho người tiểu đường (100ml/80 Kcal)
Bữa phụ 3: Sữa cho người tiểu đường (100ml/80 Kcal)

Thực đơn thứ 5 (1300 Kcal)

Bữa sáng: Salad cà chua dưa leo(1 đĩa to), Cháo gà đậu xanh (1 bát nhỏ)

Bữa sáng với salad cà chua dưa leo đầy sắc màu cùng cháo gà đậu xanh nóng hổi. Hạt cháo mềm được nấu cùng thịt gà mềm, ngọt và hành thơm lừng. Món này mà ăn vào buổi sáng se lạnh thì còn gì bằng!

Bữa sáng: Salad cà chua dưa leo(1 đĩa to), Cháo gà đậu xanh (1 bát nhỏ)
Bữa sáng: Salad cà chua dưa leo(1 đĩa to), Cháo gà đậu xanh (1 bát nhỏ)

Bữa phụ 1: Sữa không đường (180ml/100 Kcal)

Sữa không đường vào bữa phụ để bổ sung thêm vitamin, canxichất béo tốt cho cơ thể bệnh nhân tiểu đường.

Bữa phụ 1: Sữa không đường (180ml/100 Kcal)
Bữa phụ 1: Sữa không đường (180ml/100 Kcal)

Bữa trưa (431 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh rau ngót thịt (1 bát con), Cá thu sốt cà (150gr), Bí đao luộc (200gr)

Cơm trắng nóng hổi mà ăn cùng cá thu sốt cà chua chua ngọt ngọt và canh rau ngót thịt băm ngọt mát và bí đao luộc mềm thơm là hết sẩy!

Bữa trưa (431 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh rau ngót thịt (1 bát con), Cá thu sốt cà (150gr), Bí đao luộc (200gr)
Bữa trưa (431 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh rau ngót thịt (1 bát con), Cá thu sốt cà (150gr), Bí đao luộc (200gr)

Bữa phụ 2: Dưa lưới (150gr/100)

Trong dưa lưới chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin, chất xơ và protein nhưng lại ít calo, cực thích hợp cho những bệnh nhân tiểu đường.

Bữa phụ 2: Dưa lưới (150gr/100)
Bữa phụ 2: Dưa lưới (150gr/100)

Bữa tối (382 Kcal): Cơm gạo lứt (1/2 bát con), Canh bầu nấu tôm (1 bát nhỏ), Đậu hũ nhồi thịt sốt cà (100gr), Giá luộc (150gr)

Tròn vị bữa tối cùng cơm gạo lứt và đậu hũ nhồi thịt sốt cà mềm ngon, đậm đà. Đậu hũ mềm bên cạnh thịt băm đậm đà quá là ngon. Thêm vào đó là canh bầu nấu tôm và giá luộc ngọt mát.

Bữa tối (382 Kcal): Cơm gạo lứt (1/2 bát con), Canh bầu nấu tôm (1 bát nhỏ), Đậu hũ nhồi thịt sốt cà (100gr), Giá luộc (150gr)
Bữa tối (382 Kcal): Cơm gạo lứt (1/2 bát con), Canh bầu nấu tôm (1 bát nhỏ), Đậu hũ nhồi thịt sốt cà (100gr), Giá luộc (150gr)

Bữa phụ 3: Sữa cho người tiểu đường (135ml/120 Kcal)

Bữa phụ cuối cùng trong ngày khép lại với 1 ly sữa dành cho người tiểu đường là đầy đủ chất.

Bữa phụ 3: Sữa cho người tiểu đường (135ml/120 Kcal)
Bữa phụ 3: Sữa cho người tiểu đường (135ml/120 Kcal)

Thực đơn thứ 6 (1400 Kcal)

Bữa sáng: Bún mọc (1 bát vừa/351 Kcal)

Một bát bún mọc nóng hổi vừa thổi vừa ăn cho bữa sáng tràn đầy năng lượng. Sợi bún dai ăn cùng mọc mềm được nêm nếm đậm đà. Tất cả hòa quyện vào nước dùng ngọt thanh, thấm vị ngon tuyệt vời!

Bữa sáng: Bún mọc (1 bát vừa/351 Kcal)
Bữa sáng: Bún mọc (1 bát vừa/351 Kcal)

Bữa phụ 1: Bưởi (100gr/68 Kcal)

Thưởng thức bưởi vào bữa phụ 1 để vừa cung cấp vitamin, chất xơ cho cơ thể và vừa kích thích vị giác cho bữa ăn tiếp theo thêm ngon miệng nhé!

Bữa phụ 1: Bưởi (100gr/68 Kcal)
Bữa phụ 1: Bưởi (100gr/68 Kcal)

Bữa trưa (437 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh kim chi bò (1 bát con), Tôm rang tỏi (150gr), Cải thìa luộc (200gr)

Thưởng thức bữa trưa đầy hấp dẫn với cơm trắng ăn cùng tôm rang tỏi thơm lừng. Thịt tôm ngọt, dai ăn cùng tỏi ngọt giòn vô cùng cuốn. Bên cạnh đó là canh kim cho bò chua chua cay cay và cải thìa luộc giòn, ngọt.

Bữa trưa (437 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh kim chi bò (1 bát con), Tôm rang tỏi (150gr), Cải thìa luộc (200gr)
Bữa trưa (437 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh kim chi bò (1 bát con), Tôm rang tỏi (150gr), Cải thìa luộc (200gr)

Bữa phụ 2: Bơ (100gr/160 Kcal)

Hàm lượng chất xơ cao trong quả bơ cùng vitamin E và chất chống oxy hóa vừa giúp bệnh nhân tiểu đường giảm cholesterol và giảm cân.

Bữa phụ 2: Bơ (100gr/160 Kcal)
Bữa phụ 2: Bơ (100gr/160 Kcal)

Bữa tối (350 Kcal): Canh đậu bắp thịt heo (1/2 bát con), Nộm gà hành tây (200gr), Rau muống luộc (200gr)

Thay đổi khẩu vị với canh đậu bắp thịt heo thơm ngon và nộm gà hành tây cùng rau muống luộc. Thưởng thức nộm gà hành tây chua chua ngọt ngọt ngọt kích thích vị giác, sau đó đến rau muống luộc thanh đạm để điều vị là tuyệt vời.

Bữa tối (350 Kcal): Canh đậu bắp thịt heo (1/2 bát con), Nộm gà hành tây (200gr), Rau muống luộc (200gr)
Bữa tối (350 Kcal): Canh đậu bắp thịt heo (1/2 bát con), Nộm gà hành tây (200gr), Rau muống luộc (200gr)

Bữa phụ 3: Sữa chua không đường (1 hũ nhỏ/80 Kcal)

Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột và các chất dinh dưỡng cần thiết với 1 hũ nhỏ sữa chua không đường cho bữa phụ tối nhé!

Bữa phụ 3: Sữa chua không đường (1 hũ nhỏ/80 Kcal)
Bữa phụ 3: Sữa chua không đường (1 hũ nhỏ/80 Kcal)

Thực đơn thứ 7 (1400 Kcal)

Bữa sáng (390 Kcal): Cháo gà bí đỏ (1 bát vừa), Táo (100gr), Sữa cho người tiểu đường (135ml)

Cháo gà bí đỏ ngon lành với thịt gà ngọt, dai và bí đỏ bùi bùi bên cạnh hạt cháo mềm, thơm. Ăn thêm 1 ít táo và uống sữa cho người tiểu đường để nạp đầy dưỡng chất cho cả ngày dài.

Bữa sáng (390 Kcal): Cháo gà bí đỏ (1 bát vừa), Táo (100gr), Sữa cho người tiểu đường (135ml)
Bữa sáng (390 Kcal): Cháo gà bí đỏ (1 bát vừa), Táo (100gr), Sữa cho người tiểu đường (135ml)

Bữa phụ 1: Ổi (100gr/68 Kcal)

Ổi được biết đến là hoa quả chứa nhiều vitamin C và chất xơ vừa tốt cho cơ thể vừa tốt cho hệ tiêu hóa. Một ít ổi cho bữa phụ để nạp thêm năng lượng thôi nào!

Bữa phụ 1: Ổi (100gr/68 Kcal)
Bữa phụ 1: Ổi (100gr/68 Kcal)

Bữa trưa (461 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh giá cà chua (1 bát con), Mướp đắng nhồi thịt kho (150gr), Súp lơ luộc (200gr)

Mướp đắng nhồi thịt kho đậm đà quyện đều vào vị đắng của khổ qua và thịt ngon ngọt mà ăn cùng cơm trắng và canh giá cà chua chua chua thanh mát là hoàn hảo. Thêm 1 đĩa súp lơ luộc nữa là tròn vị.

Bữa trưa (461 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh giá cà chua (1 bát con), Mướp đắng nhồi thịt kho (150gr), Súp lơ luộc (200gr)
Bữa trưa (461 Kcal): Cơm trắng (1/2 bát con), Canh giá cà chua (1 bát con), Mướp đắng nhồi thịt kho (150gr), Súp lơ luộc (200gr)

Bữa phụ 2: Dứa (150gr/47 Kcal)

Trong dứa chứa nhiều vitamin, giàu chất xơ lại ít chất béo và cholesterol nên vô cùng phù hợp cho chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường.

Bữa phụ 2: Dứa (150gr/47 Kcal)
Bữa phụ 2: Dứa (150gr/47 Kcal)

Bữa tối (350 Kcal): Canh mướp nấu lạc (1/2 bát con), Mực xào dứa (150gr), Rau bí luộc (200gr)

Thưởng thức bữa tối với canh mướp nấu lạc thanh đạm, nhẹ nhàng và mực xào dứa dai, ngon, chua chua ngọt ngọt. Bổ sung thêm chất xơ với rau bí luộc vừa ngon miệng lại dễ ăn nhé!

Bữa tối (350 Kcal): Canh mướp nấu lạc (1/2 bát con), Mực xào dứa (150gr), Rau bí luộc (200gr)
Bữa tối (350 Kcal): Canh mướp nấu lạc (1/2 bát con), Mực xào dứa (150gr), Rau bí luộc (200gr)

Bữa phụ 3: Sữa chua không đường (1 hũ nhỏ/80 Kcal)
Sữa chua không đường là món ăn hoàn hảo và vô cùng thích hợp cho bữa phụ cuối cùng trong ngày, vừa ít calo lại tốt cho hệ tiêu hóa của người tiểu đường.

Bữa phụ 3: Sữa chua không đường (1 hũ nhỏ/80 Kcal)
Bữa phụ 3: Sữa chua không đường (1 hũ nhỏ/80 Kcal)

XEM THÊM:

Qua bài viết vừa rồi, Khoeplus24h hy vọng rằng sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích và sẽ giúp bạn có một thực đơn cho người tiểu đường phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng nhé! Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau, click xem ngay để theo dõi nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Đinh Thị Bích Thảo
Đinh Thị Bích Thảo
Xin chào, mình là Đinh Thị Bích Thảo. Mình là một cô gái cá tính, đam mê thiết kế ảnh và viết content. Mình cũng yêu thích tập thể thao, đặc biệt là yoga và gym, và luôn tìm kiếm những kiến thức mới về dinh dưỡng và sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan