Thịt gà là một trong những lựa chọn phổ biến cho bữa cơm gia đình. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng mà thịt gà đem lại, vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh món ăn này. Ăn thịt gà có béo không? Ăn thịt gà nhiều có tốt không? Hãy cùng chuyên mục Sức khoẻ dinh dưỡng của KHOEPLUS24H trả lời những câu hỏi này nhé!
Ăn thịt gà có béo không?
Thịt gà là nguồn thức ăn rất giàu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là đạm. Mặc dù giàu đạm nhưng thịt gà chứa hàm lượng chất béo rất nhỏ, chỉ 3.5gr chất béo trong 100gr ức gà. Chính vì vậy, thịt gà chắc chắn là lựa chọn tuyệt vời cho quá trình giảm cân.
Các nghiên cứu cho thấy việc tăng hàm lượng protein dung nạp vào cơ thể có thể tăng cảm giác no, giúp cơ săn chắc và giảm tích tụ các mô mỡ. Protein còn tham gia quá trình chuyển hóa canxi, tăng sức khỏe xương khớp. Nếu kết hợp chế độ ăn uống với chế độ luyện tập hợp lý, protein cũng giúp thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp, giúp cơ thể săn chắc hơn.
Tuy nhiên, cách chế biến thịt gà đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cân. Các món gà chiên, gà rán, gà tẩm bột chứa rất nhiều cholesterol xấu, carbs và calo sẽ gây tích tụ các mô mỡ. Thịt gà xông khói cũng có thể gây nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường cấp 2 và ung thư do hàm lượng natri và chất bảo quản chứa trong món ăn.
Để đảm bảo cho sức khỏe, bạn nên chế biến thịt gà bằng cách hấp, luộc, xào hay nướng vừa chín tới. Bên cạnh đó, cũng nên kết hợp thịt gà với các nguồn dinh dưỡng khác như thịt bò, thịt heo, rau xanh,… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn.
Ăn thịt gà nhiều có tốt không?
Mặc dù thịt gà có giá trị dinh dưỡng rất cao, tiêu thụ quá nhiều thịt gà trong một bữa ăn cũng gây nên các vấn đề cho sức khỏe.
Có thể gây táo bón
Như đã nói ở trên, thịt gà là nguồn protein dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, các nguồn thức ăn giàu protein này thường có rất ít chất xơ, một hợp chất quan trọng cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Chính vì vậy, ăn quá nhiều thịt gà mà không có các thực phẩm bổ sung chất xơ kèm theo sẽ dễ dẫn tới tình trạng táo bón.
Để khắc phục hạn chế này, bạn nên ăn kèm thịt gà với các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, salad, cà rốt, gạo lứt,… Và đừng quên bổ sung nhiều nước sau khi ăn protein để giúp tiêu hóa thuận lợi hơn.
Có thể gây ngộ độc thực phẩm
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ, việc tiêu thụ thịt gà chưa nấu chín hoặc các thực phẩm có tiếp xúc với dịch của gà sống có thể dẫn đến ngộ độc do vi khuẩn Campylobacter, Salmonella và Clostridium perfringens gây ra. Có đến một triệu người dân Mỹ bị ngộ độc thịt gà mỗi năm.
Khi chế biến các món ăn từ gà, bạn cần đảm bảo sử dụng thớt, dao riêng cho thịt gà sống và rửa sạch tay cùng dụng cụ chế biến bằng xà phòng sau khi dùng xong. Không để thịt gà sống chung với các thực phẩm khác để tránh nước gà dính lên các loại thực phẩm đó.
Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo chế biến gà chín hoàn toàn nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong thịt gà sống.
Ăn thịt gà sống có tốt không?
Trong thịt gà sống có rất nhiều các vi khuẩn gây bệnh. Theo Consumer Reports, 2/3 số thịt gà có thể tìm mua ở Mỹ đều có thể chứa vi khuẩn Salmonella, Campylobacter hoặc cả hai. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh đường ruột ở người. Ngoài ra, thịt gà sống đôi khi cũng chứa các mầm bệnh nguy hại khác như Enterococcus, E. Coli,…
Các triệu chứng phổ biến nhất khi ăn phải thịt gà sống chứa các vi khuẩn gây bệnh là co thắt ở bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, sốt, đau đầu, đau cơ. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 1 đến 10 ngày tùy vào loại vi khuẩn trong thịt gà sống bạn tiêu thụ. Thông thường, các triệu chứng sẽ hết sau 4 ngày.
Tiêu thụ thịt gà sống cũng có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng như Bacteremia – nhiễm khuẩn huyết, khi vi khuẩn xâm nhập vào máu và lây lan sang các bộ phận khác.
Vi khuẩn Salmonella trong thịt gà sống có thể gây ra sốt thương hàn, trong khi vi khuẩn Campylobacter có thể gây nên hội chứng Guillain Barre và tình trạng viêm khớp phản ứng.
Thịt gà kỵ với gì?
Khi kết hợp thịt gà các các thức ăn khác, bạn cần tránh các thực phẩm kỵ với thịt gà vì sự kết hợp đó có thể gây hại cho sức khỏe.
Bạn không nên ăn thịt gà với muối vừng, rau thơm, cá chép, cá diếc, tôm, rau kinh giới, mù tạt, quả mận, cơm nếp. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ dễ dàng mắc phải ngộ độc thực phẩm hoặc các triệu chứng do phản ứng hóa học có trong thức ăn gây ra.
Xem thêm:
- Ăn ức gà giảm cân không? Các món ngon với ức gà giảm cân
- 100g ức gà bao nhiêu calo? Bao nhiêu protein? Ăn ức gà có tác dụng gì?
- 1 hộp cơm gà bao nhiêu calo? Bí quyết ăn gà giảm cân đúng cách
Qua bài viết này, bạn đã có thể trả lời câu hỏi ăn thịt gà có béo không, ăn thịt gà nhiều có tốt không rồi phải không nào? Mong rằng bạn đã có những kiến thức hữu ích và đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khoẻ dinh dưỡng để biết thêm những thông tin thú vị về các món ăn nhé!