Quả bơ bổ dưỡng và rất được ưa chuộng nhưng bạn đã biết sử dụng đúng cách và hiểu về loại trái cây này? Cùng chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu 9 tác dụng của quả bơ với sức khỏe, một số lưu ý khi dùng và các món ăn, sinh tố ngon từ loại quả này nhé!
Nguồn gốc, đặc điểm của bơ và các loại bơ phổ biến
Nguồn gốc
Bơ thuộc loại trái cây cận nhiệt đới, có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Theo chứng tích của hóa thạch cho thấy rằng: giống bơ đã xuất hiện và phát triển từ hàng triệu năm trước.
Bơ xuất hiện trong phạm vi địa lý khá rộng với khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, trải dài từ phía bắc Calofornia cho đến phía Nam của Trung Mỹ.
Không những thế, Puebla (Mexico) còn được xem là nơi khởi nguồn của quả bơ. Vì khi con người khai quật ở trong hang động thuộc đô thị Coxcatlán (Puebla, México) vào thời gian 10 ngàn năm TCN, đã tìm thấy dấu tích của quả bơ.
Ngoài ra, cổ vật bình nước hình trái bơ – đã tồn tại vào niên đại 900 năm sau Công nguyên thuộc nền văn hóa Tiền Inca, được tìm thấy ở Chan Chan.
Thậm chí, người châu u đã đem trồng cây bơ ở Indonesia vào năm 1750, tại Brasil vào năm 1809, các nước ở khu vực Nam Phi và nước Úc vào cuối thế kỷ 19, rồi nước ở khu vực Trung Đông vào năm 1908.
Đặc điểm
Cây bơ có chiều cao khoảng 20 mét, hoa thường có màu xanh vàng và lá mọc xen kẽ, dài khoảng 20cm. Trung bình, mỗi cây bơ cho ra khoảng 120 trái một năm và phát triển mạnh ở những vùng nhiệt đới và ôn đới.
Trái bơ có hình dạng như bầu nước, khối lượng dao động từ 100g – 1kg và dài chừng 7 – 20cm. Lớp vỏ ngoài mỏng, cứng và có màu xanh lục đậm, thậm chí là màu đen. Phần thịt bên trong khi chín thường mềm, có màu vàng và vị ngọt nhạt. Trong khi hột bơ có hình bầu dục, rất cứng và có màu nâu đậm.
Các loại bơ phổ biến trên thị trường
Bơ sáp: Vỏ có màu xanh, hơi sần; hình dạng quả không tròn và cũng không quá dài. Khi chín, nhìn quả bơ căng mọng, cầm nặng tay; và phần thịt chuyển sang màu vàng nhạt, mềm dẻo. Loại bơ này thường được trồng phổ biến ở Dak Lak (Việt Nam).
Bơ Hass: Vỏ dày, cứng, có màu xanh đậm và hơi sần sùi. Khi chín, vỏ quả sẽ chuyển sang màu tím nhưng phần thịt có lại có màu vàng, thơm và chắc. Loại bơ này có nguồn gốc từ Úc.
Bơ Booth: Vỏ dày hơn các loại bơ khác. Khi chín, vỏ quả trông hơi nhăn nhưng phần thịt bên trong hầu như không bị dập nát, có màu vàng đậm, không xơ, thơm dẻo và hạt nhỏ.
Đặc điểm của loại bơ này thường có thời gian chín đến 7 ngày nên tỉ lệ hỏng thấp hơn so với bơ thường (là 3 ngày). Bơ Booth được du nhập vào Việt Nam từ khoảng 10 năm trước.
Bơ Tứ Quý: Vỏ mỏng, bóng trơn và có hình thuôn dài. Hạt bơ nhỏ và phần thịt bên trong có màu vàng nhạt, thơm ngon. Loại bơ này có nguồn gốc từ Dak Lak.
Bơ Dài: Có hình dạng trông giống bơ sáp nhưng hột bơ nhỏ hơn và thậm chí không có. Chiều dài trái bơ từ 25 – 35cm và nặng khoảng 300 – 800g. Khi chín, phần thịt bên trong có màu vàng, mềm dẻo và béo ngậy miệng. Bơ có nguồn gốc từ Lâm Đồng (Việt Nam).
Bơ Reed: Vỏ màu xanh nhạt nhưng khi chín thì chuyển sang màu tím đậm, có gai gợn và vỏ dày nhưng dễ lột. Phần thịt màu vàng kem, ít béo và không xơ. Bơ có nguồn gốc từ Mỹ nhưng được đã được trồng thử nghiệm tại Dak Lak (Việt Nam).
Bơ Fuerte: Vỏ mỏng, mềm và có màu xanh đậm, nhẵn. Trái bơ có hình thon dài, giống quả lê. Khi chín, vỏ bơ bóng, phần thịt màu vàng kem, vị bùi bùi và thơm. Bơ có nguồn gốc từ Mexico và được trồng nhiều ở Tây Nguyên.
Thành phần dinh dưỡng của bơ
Bơ là một trong những loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng cho nhiều món ăn khác nhau bởi hương vị thơm ngon vốn có của nó.
Mỗi giống bơ sẽ có hình dạng và màu sắc vỏ khác nhau nhưng cơ bản chứa 20 loại vitamin và nhiều loại khoáng chất. Trung bình cứ 100gr bơ thì chứa:
- Vitamin K: 26% giá trị khuyên dùng hàng ngày (DV)
- Folate: 20% của DV
- Vitamin C: 17% DV
- Kali: 14% của DV
- Vitamin B5: 14% của DV
- Vitamin B6: 13% của DV
- Vitamin E: 10% DV
Ngoài ra, bơ cũng chứa một lượng nhỏ khoáng chất: kẽm, đồng, sắt, magiê, mangan, phốt pho, vitamin A, B1 (thiamine), B2 (riboflavin) và B3 (niacin).
Nói một cách khác, bơ chứa 160 calo, 2gr protein, 15gr chất béo lành mạnh, 9gr carbs (trong đó 7gr chất xơ), ít chất béo bão hòa và hầu như không chứa cholesterol.
Chín tác dụng của bơ đối với sức khỏe
khoeplus24h sẽ bật mí ngay cho bạn về 9 tác dụng nổi bật của trái bơ đối với sức khỏe như sau:
Bơ chứa axit béo không bão hòa đơn tốt cho tim mạch
Phần lớn chất béo có trong bơ là axit oleic (một loại axit béo không bão hòa đơn), có lợi cho tim giống như bạn sử dụng dầu oliu. Vậy Axit béo này có tác dụng giảm viêm và phòng chống ung thư.
Theo kết quả nghiên cứu gồm có 13 – 37 người trong suốt thời gian kéo dài từ 1 – 4 tuần, cho thấy rằng bơ có tác dụng cải thiện với các yếu tố gây ra bệnh tim.
Nó làm giảm đáng kể cholesterol bên trong cơ thể, hàm lượng triglyceride trong giảm máu tới 20%, cholesterol LDL (xấu) xuống 22% và tăng cholesterol HDL (tốt) lên tới 11%.
Đặc biệt, các chất béo trong bơ còn có khả năng chống oxy hóa do nhiệt nên bạn có thể sử dụng dầu bơ để chế biến món ăn rất an toàn. Phần chất béo trong bơ cung cấp đến 77% lượng calo nên bơ nằm trong danh sách thực phẩm có chất béo cao.
Bơ chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho mắt
Bơ không chỉ làm tăng khả năng hấp thụ các chất chống oxy hóa có từ các loại thực phẩm khác, mà bản thân loại thực phẩm này cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, nhất là hợp chất carotenoids lutein và zeaxanthin – có tác dụng tích cực đối sức khỏe của mắt.
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng: Việc tiêu thụ bơ mỗi ngày làm tiêu thụ bơ mỗi ngày làm giảm đáng kể nguy cơ bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng– hai bệnh phổ biến ở người lớn tuổi.
Bơ chứa nhiều vitamin K phòng chống loãng xương
Nửa trái bơ cung cấp đến 25% lượng vitamin K cần thiết hằng ngày cho cơ thể. Điều này có nghĩa rằng, bơ là thực phẩm giúp bạn phòng chống được bệnh loãng xương nhờ vitamin K có tác dụng tích cực trong việc hấp thụ canxi và cung cấp vitamin D cho xương chắc khỏe.
Bơ hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Có rất nhiều cuộc nghiên cứu cho hay: chiết xuất bơ có thể làm ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong phòng thí nghiệm. Thậm chí còn có thể làm giảm tác dụng phụ khi thực hiện hóa trị liệu trong tế bào lympho ở người.
Bơ tốt cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu
Bơ được xem là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thai nhi và phụ nữ mang thai, như:
- Cung cấp nguồn folate tuyệt vời, giúp tăng trưởng và phát triển các cơ quan của thai nhi một cách hoàn thiện. Cứ mỗi nửa cốc bơ xay thì cung cấp khoảng 5mcg axit folic.
- Cung cấp choline cần thiết cho sự phát triển não bộ và thần kinh của thai nhi.
- Bổ sung chất sắt cho tình trạng thiếu máu thường gặp ở thai phụ.
- Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giảm sự hoạt động của nhu động ruột, phòng tránh bệnh dạ dày và táo bón thường gặp trong những tháng thai kì.
- Cung cấp lượng vitamin B1, B2, B5, B6, C, E và K dồi dào cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác.
- Nhờ vitamin C có trong bơi giúp cải thiện tinh thần mệt mỏi, chống ốm ghén thường gặp trong 3 tháng đầu khi mang thai.
- Kiểm soát, duy trì hàm lượng cholesterol và đường cho thai phụ.
- Giảm tình trạng chuột rút ở chân và nguy cơ tiền sản giật, nhờ bơ chứa nhiều kali và canxi.
Bơ làm giảm nguy cơ trầm cảm
Nhờ chứa lượng folate cao nên bơ có khả năng làm giảm sự hình thành homocysteine – là chất ngăn chặn sự vận chuyển và lưu thông các chất dinh dưỡng đến não, nên cải thiện được tình trạng trầm cảm.
Bơ chứa nhiều chất xơ cải thiện tiêu hóa và giải độc
Trong nửa quả bơ có chứa đến 6 – 7g chất xơ, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, duy trì sự hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm thiểu khả năng mắc bệnh ung thư ruột già.
Đồng thời, chất xơ còn góp phần thúc đẩy sự chuyển động của ruột một cách linh hoạt, góp phần bài tiết chất độc hằng ngày qua mật và phân thuận tiện hơn.
Chiết xuất từ bơ giúp làm giảm viêm khớp
Chiết xuất từ bơ như unaponifiabled có thể làm giảm các triệu chứng viêm xương khớp một cách đáng kể.
Bơ hỗ trợ giảm cân và khỏe mạnh hơn
Bơ chứa nhiều chất béo nhưng thuộc chất béo không bão hòa đơn – tốt cho sức khỏe, không hề gây béo như bạn nghĩ và thậm chí giúp bạn có cảm giác no lâu hơn.
- Theo kết quả của nghiên cứu Trung tâm Y sinh học tại Anh cho thấy rằng: các bữa ăn có thành phần bơ sẽ tăng cảm giác thấy no lâu hơn so với các bữa ăn không chứa bơ, dẫn đến việc cắt giảm cơn thèm ăn.
Ngoài ra, bơ được xem là thực phẩm rất thân thiện trong thực đơn giảm cân, vì giúp cơ thể hấp thụ ít lượng calo và carbs cũng như mang lại cảm giác ngon hơn dù đang trong chế độ ăn kiêng.
- Theo số liệu phân tích từ 567 người tham gia khảo sát NHANES tại Mỹ cho thấy rằng thói quen ăn bơ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn nhiều so với những người không ăn loại quả này. Thậm chí việc ăn bơ thường xuyên cũng làm giảm đi cân nặng, đạt chỉ số BMI thấp hơn, mỡ bụng ít xuất hiện hơn và chứa thêm cholesterol HDL tốt.
Các lưu ý khi bạn ăn quá nhiều bơ
Thấu hiểu được giá trị dinh dưỡng và nhiều lợi ích vốn có từ quả bơ, nhưng bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng loại quả này:
- Giảm việc tiết sữa đối với phụ nữ cho con bú, hoặc có thể gây đau bụng cho trẻ khi uống sữa mẹ.
- Không tốt cho người quá mẫn cảm với bơ, vì có thể gây dị ứng trên da, dị ứng miệng, đau bụngvà nôn mửa.
- Ảnh hưởng đến sự hoạt động của gan, vì bơ có chứa estragole và anethole.
- Làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, vì hoạt chất beta – sitosterol sẽ hấp thụ các cholesterol cần thiết, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt cholesterol tốt cho cơ thể.
- Làm giảm tác dụng của thuốc chống viêm, dễ gây loãng máu.
- Dễ làm tăng cân: nếu tiêu thụ quá nhiều bơ, thì hàm lượng calo sẽ cao, khiến bạn đối diện với vấn đề cân nặng.
Một số món ăn ngon từ bơ
Vì bơ có giá trị dinh dưỡng cao và mang vị béo thơm ngon nên được dùng rất phổ biến cho nhiều món ngon:
Sinh tố bơ
Sinh tố bơ là loại đồ uống rất được ưa chuộng vì độ thơm ngon, béo ngậy vốn có từ bơ và sữa. Chỉ vài thao tác đơn giản là bạn có thể làm ra ly sinh tố bơ để thưởng thức cùng với gia đình, bạn bè.
Salad bơ
Bơ còn trở thành nguyên liệu chế biến cho món salad, nghe mà lạ! Với cách chế biến này thì bơ vẫn giữ được nguyên vị tự nhiên của mình!
Kem bơ
Bơ cũng giống như các loại trái cây khác, được sử dụng để làm ra món kem mát lạnh. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có thể nhâm nhi ly kem bơ trong thời tiết oi bức, hay chỉ đơn giản là đang thỏa mãn sự yêu thích của mình đối với loại trái cây vị béo ngậy này.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ TRÁI CÂY:
- Tổng hợp các loại trái cây tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch
- Tổng hợp 15 loại trái cây tốt cho da mặt dễ dàng bổ sung nhất
- Tổng hợp những loại trái cây (hoa quả) tốt cho bà bầu
Với những chia sẻ phía trên, khoeplus24h hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về 9 tác dụng của quả bơ đối với sức khỏe, cùng với một số lưu ý khi sử dụng và món ăn ngon làm từ loại quả này.