7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ

0
(0)

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ

Hạt dẻ rất được ưa chuộng bởi vị bùi béo và có chút vị ngọt nhẹ, có thể dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến ra nhiều món ăn ngon. Thế nhưng, bạn đã thực sự biết về công dụng của hạt dẻ? Vậy hãy cùng chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng của Khoeplus24h tìm hiểu rõ hơn về 7 tác dụng của hạt dẻ đối với sức khỏe và một số lưu ý khi sử dụng loại hạt này nhé!

Nguồn gốc, đặc điểm và các loại hạt dẻ

Nguồn gốc của hạt dẻ

Hạt dẻ, còn gọi là Sơn Hạch Đào với tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ Sồi dẻ (Fagaceae).

Là hạt của cây hạt dẻ – thuộc loại thân gỗ, sống lâu năm và có nguồn gốc từ các khu vực châu Âu và một số nước ở bán đảo châu Á (còn gọi là Tiểu Á, nay thuộc lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ). Hiện nay, hạt dẻ được trồng ở nhiều nơi ở châu Á và rộng khắp châu Âu.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Nguồn gốc của hạt dẻ

Đặc điểm của hạt dẻ

Cây hạt dẻ có khả năng chịu nhiệt và độ rét rất tốt, không chỉ được trồng cho mục đích lấy gỗ (chất lượng gỗ tốt, khá bền cứng và chắc chắn) mà còn mang lại sản lượng hạt dẻ đều đặn kéo dài suốt 60 năm.

Nằm trong có lớp vỏ của quả đầy gai phía bên ngoài, khi chín trên cây chúng có màu nâu đen và tự rụng xuống đất vào tháng 8 – 10 mỗi năm. Mỗi quả thường chứa 1 hoặc 2 và thậm chí là 4 hạt dẻ bên trong.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Đặc điểm của hạt dẻ

Tùy theo giống mà hình dạng của hạt dẻ cũng rất khác nhau: có hình dạng tròn trịa, dài cho đến dẹt và màu sắc nâu đậm cũng khác nhau nữa. Thậm chí hương vị của mỗi loại hạt dẻ không giống nhau nếu như bạn là người nhạy cảm, sành ăn thì dễ nhận biết điều này.

Các loại hạt dẻ thông dụng ở Việt Nam

Bạn có thể bắt gặp một số loại hạt dẻ phổ biến trên thị trường như:

  • Hạt dẻ Thái Lan: Có dạng tròn và cân xứng mọi góc độ, trong lớp vỏ cứng màu nâu thường có một hạt to. Hương vị thơm ngon và giá thành mềm nên rất được ưa chuộng và xuất hiện tại nhiều quán xá, lề đường Việt hiện nay.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Hạt dẻ Thái Lan
  • Hạt dẻ Sapa: Các cạnh góc đồng đều nhưng có hình dạng không đồng nhất. Lớp vỏ màu nâu sẫm, bóng và có thể có lớp lông tơ màu trắng nhạt trên đỉnh vỏ. Kích thước to hơn, gấp khoảng 4 lần so với hạt dẻ rừng và khi tách hạt sẽ thấy lớp vỏ lụa mỏng phủ toàn bộ hạt màu vàng chanh. Loại đặc sản Sapa này có hương vị bùi béo và có chút vị ngọt.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Hạt dẻ Sapa
  • Hạt dẻ Cao Bằng: Còn gọi là hạt dẻ Trùng Khánh đây là loại hạt có kích thước hạt to, lớp vỏ màu nâu có vị tương tự như hạt dẻ Sapa.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Hạt dẻ Cao Bằng
  • Hạt dẻ Nhật: Có hình dạng cầu nhưng hơi méo, không đều, lớp vỏ dày màu nâu đất và bên trong hạt có màu vàng óng. Hương vị cũng thơm ngon và hấp dẫn. Hầu hết, hạt dẻ Nhật được chế biến sẵn và đóng gói trong bao bì.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Hạt dẻ Nhật
  • Hạt dẻ Trung Quốc: Có hình dạng to tròn, vỏ mỏng có màu nâu bóng, trông nhìn không khác gì so với hạt dẻ Sapa và hạt dẻ Cao Bằng. Hương thơm không nổi bật so với hạt dẻ Sapa.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Hạt dẻ Trung Quốc
    • Hạt dẻ ngựa: Hạt nằm trong quả có lớp vỏ gai nhỏ nhọn thay vì lớp vỏ phủ đầy gai như các loại hạt dẻ trên. Hạt dẻ ngựa có nguồn gốc từ vùng rừng núi Baikan trải dài tới dãy Hymalaya. Đặc biệt, người ta sử dụng hầu hết các bộ phận của cây hạt dẻ ngựa, từ hạt, hoa và vỏ cây như một loại thảo dược, nhất là điều trị các bệnh liên quan đến mạch máu và bệnh trĩ hiệu quả.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Hạt dẻ ngựa

Tác dụng của hạt dẻ

Hạt dẻ chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, tinh bột và hàm lượng vitamin B1, B2, C cùng với nhiều khoáng chất khác đều có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn một số tác dụng hạt dẻ đối với sức khỏe mà bạn cần biết như sau:

Giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch

Chiết xuất từ hạt dẻ, nhất là hạt dẻ ngựa được xem là phương pháp điều trị ngắn hạn hiệu quả đối với các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch.

Hợp chất aescin trong hạt dẻ ngựa có tác động tích cực khi cải thiện đáng kể các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch

Có đặc tính chống viêm mạnh

Viêm có thể gây tích tụ chất lỏng dư thừa trong các mô, nguyên nhân làm cho tình trạng viêm bị sưng tấy và có xu hướng giữ nước.

Chiết xuất từ hạt dẻ ngựa – chất aescin có đặc tính chống viêm mạnh, nên có khả năng cải thiện tình trạng viêm của bệnh suy tĩnh mạch mãn tính, vết thương sau khi bị chấn thương hay sau khi phẫu thuật.

Việc tiêu thụ chiết xuất từ hạt dẻ ngựa không chỉ có công dụng giảm viêm và tình trạng sưng ở chân và bàn chân (trong kết quả phân tích từ 17 cuộc nghiên cứu), mà khi dùng thuốc bôi có chứa aescin (hợp chất chiết xuất từ hạt dẻ) lên các vết viêm, vết sưng tấy khi bị chân thương do hoạt động thể thao hay sau phẫu thuật, còn mang lại hiệu quả tương tự.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Có đặc tính chống viêm mạnh

Giảm các triệu chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ cũng rất phổ biến, đây là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng lên ở khu vực xung quanh hậu môn và trực tràng, khiến cho người bị bệnh cảm thấy khó chịu kèm theo dấu hiệu ngứa, đau và chảy máu ở trực tràng.

Dù còn hạn chế và cần được nghiên cứu nhiều hơn để chứng minh, nhưng chiết xuất từ hạt dẻ vẫn có tác dụng hiệu quả trong việc giảm triệu chứng của bệnh trĩ.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Giảm các triệu chứng của bệnh trĩ

Có đặc tính chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa cũng được chứa nhiều trong hạt dẻ, chúng có tác dụng trong việc ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào cơ thể do các gốc tự do gây ra – đây cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn.

Cụ thể, người ta phát hiện hợp chất flavonoid (gồm có quercetin và kaempferol) chứa nhiều trong hạt dẻ, nhất là hạt dẻ ngựa có đặc tính chống oxy hóa mạnh.

Ngoài ra, chất aescin trong hạt dẻ cũng có đặc tính oxy hóa khi được chứng minh trong phòng thí nghiệm.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Có đặc tính chống oxy hóa

Phòng chống ung thư

Nhờ đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, chất aescin có trong hạt dẻ còn mang lại hiệu quả trong việc phòng bệnh ung thư.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Phòng chống ung thư

Chữa vô sinh ở nam giới

Khi tĩnh mạch gần tinh hoàn bị sưng, là một trong những nguyên nhân gây ra việc vô sinh ở nam giới. Người ta phát hiện chiết xuất từ hạt dẻ ngựa – hợp chất aescin cải thiện vô sinh khi có khả năng làm giảm sưng các tĩnh mạch gần tinh hoàn.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Chữa vô sinh ở nam giới

Cung cấp năng lượng

Nhờ chứa hàm lượng vitamin C cao hơn hẳn so với các loại hạt khác, cùng với lượng tinh bột nhiều, hạt dẻ trở thành thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Có lẽ vì thế, những ai hoạt động nhiều như vận động viên thể thao, người tập thể hình đều nên bổ sung hạt dẻ trong thực đơn mỗi ngày.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Cung cấp năng lượng

Lưu ý khi sử dụng hạt dẻ

Khi sử dụng hạt dẻ, tránh gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hiện tại, bạn cũng nên lưu ý đến một số vấn đề như:

Có thể gây tăng cân

Như thông tin được chia sẻ từ thạc sĩ dinh dưỡng người Trung Quốc cho biết: hạt dẻ chứa lượng lớn carbohydrate và cung cấp năng lượng cho cơ thể ở mức tương đối cao.

Chẳng hạn, chỉ ăn 5 hạt dẻ thì có thể cung cấp năng lượng tương đương 1 chén cơm. Vì thế, nếu ăn nhiều hạt dẻ mà bạn không kiểm soát thì dễ làm cho cơ thể bị tăng cân liên tục.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Có thể gây tăng cân

Gây bất lợi cho hệ tiêu hóa

Vì chứa nhiều tinh bột và đường mà lại hầu như không chứa chất xơ, nên việc tiêu thụ quá nhiều hạt dẻ có thể gây ra tình trạng nóng trong người, thậm chí dễ bị táo bón và chướng bụng khó tiêu.

Nếu ăn nhiều, những người cao tuổi có hệ tiêu hóa kém và trẻ nhỏ có thể xuất hiện một số triệu chứng như khó tiêu, đau bụng, hóc nghẹn, tổn thương tì vị. Hoặc đối với người bị bệnh dạ dày có thể làm sản sinh ra nhiều axit, dễ gây xuất huyết dạ dày. Còn đối với những người bị cảm, đang bị sốt rét, bị kiết lị và phụ nữ sau khi sinh cũng có thể bị táo bón.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Gây bất lợi cho hệ tiêu hóa

Có thể gây hại cho gan

Hạt dẻ bị nấm mốc có thể sinh ra độc tố Afflatoxin và khi bạn ăn phải những hạt dẻ này dễ bị ngộ độc, nhất là tích tụ chất gây hại dẫn đến ung thư gan. Đồng nghĩa với việc, với những người bị thận hoặc gan cũng nên tránh ăn hạt dẻ ngựa vì có thể gây ra một số tác dụng phụ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Có thể gây hại cho gan

Chất chống đông máu

Những người bị loãng máu hay có vấn đề sức khỏe liên quan đến máu, thì cũng nên cân nhắc khi ăn hạt dẻ, đặc biệt là hạt dẻ ngựa. Vì chất trong hạt dẻ ngựa có thể làm chậm quá trình đông máu và thậm chí còn làm tăng tác dụng của thuốc làm loãng máu (như thuốc Coumadin).

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Chất chống đông máu

Tác dụng với các loại thuốc

Với những ai đang dùng thuốc để điều trị bệnh thì nên cân nhắc khi ăn hạt dẻ, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng loại hạt này.

Chẳng hạn, với người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường, hạt dẻ ngựa có thể làm giảm lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến sự hấp thụ của đường trong cơ thể.

Hoặc người đang dùng thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) thì hạt dẻ có thể làm giảm hiệu quả của thuốc để điều trị bệnh viêm. Hoặc ảnh hưởng đến thuốc điều trị rối loạn tâm thần vì hạt dẻ có thể làm chậm tốc độ xử lý lithium trong cơ thể.

7 tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe, các lưu ý khi dùng hạt dẻ
Tác dụng với các loại thuốc

Các món ăn từ hạt dẻ

Nhờ vị bùi ngọt và rất dễ ăn mà không hề gây ngán nên hạt dẻ được sử dụng cho nhiều món ăn ngon mà bạn có thể linh hoạt trong cách chế biến như:

Hạt dẻ rang

Hạt dẻ tăng thêm hương vị khi được rang chung với bơ hoặc mật ong so với phương pháp truyền thống. Bạn có thể cảm nhận được vị bùi béo của hạt dẻ hòa lẫn với vị béo của bơ, hoặc vị ngọt dịu của mật ong, tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn loại hạt này.

Hạt dẻ rang
Hạt dẻ rang

Trà sữa hạt dẻ

Hạt dẻ cũng trở thành nguyên liệu làm cho món trà sữa trở nên đặc biệt hơn. Vị béo của trà sữa chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa bột sữa và vị bùi béo vốn có của hạt dẻ.

Trà sữa hạt dẻ
Trà sữa hạt dẻ

Thịt kho hạt dẻ và gà kho hạt dẻ

Nếu bạn yêu thích các món kho, thì hãy chế biến thử món thịt gà hoặc thịt heo kho hạt dẻ, đảm bảo cả nhà sẽ thích. Vị thịt dai mềm, đậm đà kết hợp với vị bùi béo của hạt dẻ, làm cho bữa cơm của bạn thêm phần ngon miệng và giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Thịt kho hạt dẻ và gà kho hạt dẻ
Thịt kho hạt dẻ và gà kho hạt dẻ

XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ RAU CỦ:

Như vậy, Khoeplus đã bật mí xong cho bạn về 7 tác dụng của hạt dẻ cho sức khỏe và lưu ý khi sử dụng rồi đấy. Chúc bạn có thêm thật nhiều thông tin hữu ích về thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Dương Nhã
Dương Nhã
Xin chào, mình là Dương Nhã. Mình là một người đam mê khám phá và luôn muốn tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan