Quả sung có hương vị không đậm đà so với các loại trái cây nhiệt đới, nhưng đây là loại quả có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, kể cả người lớn tuổi và bà bầu. Cùng khoeplus24h tìm hiểu 12 tác dụng của quả sung với sức khỏe người dùng và bà bầu cũng như cách dùng và những lưu ý khi ăn quả sung ra sao nhé!
Giá trị dinh dưỡng của quả sung
Quả sung là gì?
Quả sung là một loại trái cây và tên gọi khoa học là Ficus carica. Hình dạng quả sung trông như giọt nước và có kích thước to bằng cỡ ngón tay cái.
Vỏ quả màu tím hoặc xanh lục và bên trong chứa nhiều hạt nhỏ đều có thể ăn được. Phần thịt quả sung thì có màu hồng, vị ngọt nhẹ.
Bạn có thể sử dụng quả sung theo 2 dạng:
- Quả sung tươi thường giàu chất dinh dưỡng, nhiều loại vitamin và khoáng chất nhưng ít calo.
- Quả sung khô thường chứa nhiều đường và calo hơn.
Người ta sử dụng quả sung và lá của cây sung phục vụ mục đích sức khỏe như cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và kiểm soát lượng đường trong máu,…
Giá trị dinh dưỡng trong quả sung
Một quả sung tươi (khoảng 40g) chứa các chất dinh dưỡng như:
- Năng lượng: 30 calo
- Carbohydrate: 8g
- Chất xơ: 1g
- Vitamin B1 (thiamine): 2% DV (giá trị hàng ngày)
- Vitamin B2 (riboflavin): 2% DV
- Vitamin B6: 3% DV
- Vitamin K: 2% DV
- Nhiều chất khoáng như đồng 3% DV, magie 2% DV, kali 2% DV,…
Tác dụng của quả sung
Quả sung có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhất là đối với sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa. Vậy hãy để khoeplus24h bật mí thêm cho bạn về một số tác dụng nổi bật của quả sung ra sao:
Tăng cường hệ tiêu hoá
Nhờ chứa chất xơ, quả sung từ lâu đã trở thành một phương thuốc hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
Chẳng hạn, chất xơ sẽ có tác dụng làm mềm và làm nặng khối lượng phân, dễ dàng đưa ra ngoài cũng như giảm tình trạng bị táo bón. Hoặc chất xơ trở thành nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe hơn.
Ngoài ra, chất xơ có thể giảm đáng kể các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng và táo bón như trong kết quả nghiên cứu trên 150 người bị hội chứng ruột kích thích kèm theo táo bón (IBS-C) khi tiêu thụ khoảng 4 quả sung khô (45g) 2 lần/ngày.
Theo nhiều cuộc nghiên cứu trên động vật còn cho thấy chiết xuất quả sung làm tăng tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như viêm loét đại tràng và kể cả táo bón.
Cải thiện hệ sức khoẻ mạch máu và tim
Hoạt chất trong quả sung có thể cải thiện tình trạng huyết áp và làm giảm lượng mỡ trong máu, từ đó cải thiện sức khỏe mạch máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Theo nghiên cứu trên những con chuột có huyết áp bình thường và huyết áp cao cho thấy chiết xuất từ quả sung có khả năng làm giảm huyết áp. Ngoài ra, chiết xuất từ lá sung còn cải thiện được cholesterol toàn phần, cholesterol HDL (tốt) và cholesterol trung tính.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Đồ uống từ chiết xuất quả sung có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn so với các loại thức uống khác, nghĩa là quả sung có tác dụng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Bằng chứng là trong một nghiên cứu thực hiện vào năm 1998, được tiến hành trên 10 người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có độ tuổi từ 22 – 38, cho thấy: việc uống trà lá sung vào buổi sáng làm giảm hoạt động insulin đến 12%.
Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc đến việc sử dụng quả sung khô, vì ở dạng khô thì quả sung chứa nhiều đường hơn, có thể làm tăng lượng đường trong máu chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Đặc tính hỗ trợ chống ung thư tiềm năng
Nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy tác dụng của lá sung và nhựa mủ tự nhiên của cây sung có hoạt tính hỗ trợ chống lại tế bào ung thư, như ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú và các tế bào ung thư gan.
Thế nhưng, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về việc sử dụng quả sung cũng như các hình thức và bộ phận khác của cây sung về tác dụng phòng chống các bệnh ung thư.
Cải thiện làn da khoẻ mạnh
Quả sung là thực phẩm có khả năng cải thiện sức khỏe làn da, nhất là đối với làn da khô, ngứa do bị dị ứng và viêm da dị ứng.
Theo kết quả nghiên cứu trên 45 trẻ em bị viêm da khi được bôi kem có chiết xuất từ quả sung 2 lần/ngày trong suốt 2 tuần liền, cho thấy giảm các triệu chứng viêm da hơn so với việc sử dụng kem hydrocortisone để điều trị.
Trong cuộc nghiên cứu khác trên động vật và trong ống nghiệm, chiết xuất từ quả sung cũng như các loại trái cây khác còn có tác dụng chống oxy hóa trên tế bào da, làm giảm sự phân hủy collagen, từ đó cải thiện tình trạng nếp nhăn.
Tốt cho xương
Quả sung là nguồn cung cấp kali và canxi dồi dào cho cơ thể. Hai loại khoáng chất này có thể hỗ trợ tốt để cải thiện mật độ xương và phòng ngừa được những vấn đề liên quan đến xương khớp – như bệnh loãng xương.
Bằng chứng các nghiên cứu cho thấy: chế độ ăn giàu kali có thể cải thiện sức khỏe và giảm sự luân chuyển của xương.
Trong khi, canxi là một trong những thành phần chính trong cấu trúc xương, đồng nghĩa với việc tăng cường canxi từ chế độ ăn uống sẽ góp phần cải thiện sức khỏe xương khớp, nhất là hoàn thiện – tăng cường cấu trúc xương ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
Giảm cholesterol
Quả sung chứa một loại chất xơ hòa tan gọi là pectin – có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu cũng như loại bỏ lượng cholesterol dư thừa ra khỏi hệ tiêu hóa.
Hơn quả, hàm lượng vitamin B6 trong quả sung còn có mặt trong quá trình sản xuất serotonin, đây là hợp chất có thể cải thiện tâm trạng và làm giảm cholesterol. Chưa hết, lượng nhỏ omega 3 và omega 6 cùng với phytosterol trong loại quả này cũng có khả năng làm giảm cholesterol tổng thể.
Hỗ trợ bệnh thiếu máu
Quả sung ở dạng khô chứa nhiều chất sắt, đây là khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất hemoglobin giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu.
Do đó, những ai có nguy cơ bị thiếu máu như phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, trẻ em trong độ tuổi phát triển, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai và kể cả những ai sau khi bị ốm hoặc vừa mới làm phẫu thuật, đều có thể ăn sung để tăng cường chất sắt hấp thu vào cơ thể, nhờ đó khắc phục được các dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
Tốt cho người bệnh hen suyễn
Quả sung chứa hợp chất phytochemical có khả năng chống lại sự gây hại của các gốc tự do – đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn. Không những thế, quả sung có thể làm ẩm màng nhầy và làm tiêu đờm nên rất có lợi trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Thậm chí, để khắc phục bệnh hen suyễn, người ta còn sử dụng hỗn hợp gồm có mật ong, bột hạt cỏ cà ri và quả sung, hoặc uống nước ép quả sung.
Giảm đau cổ họng
Chất nhầy trong quả sung có khả năng làm dịu cổ họng, giảm đau và giải tỏa sự căng thẳng dây thanh âm trong cổ họng, từ đó có thể hỗ trợ chữa lành và chống lại dấu hiệu đau họng.
Thậm chí, việc dùng quả sung còn được xem là cách chữa viêm amidan hiệu quả bằng cách nghiền nát lá sung hòa tan với nước ấm, rồi đắp lên cổ họng, đồng thời có thể uống nước ép quả sung để tăng cường thêm hiệu quả.
Cải thiện giấc ngủ
Quả sung có thể cải thiện và tăng cường chất lượng giấc ngủ, nhờ chứa một loại axit amin gọi là tryptophan – chất này có thể góp phần tạo ra melatonin gây buồn ngủ. Đồng thời, tryptophan cũng hỗ trợ tổng hợp vitamin B3 trong cơ thể, giúp cải thiện tâm trạng để đi sâu vào giấc ngủ.
Hơn nữa, hàm lượng omega 3 trong quả sung còn tác động tích cực đến giấc ngủ, trong khi magie cũng có thể giảm bớt tâm trạng căng thẳng và cáu kỉnh nhờ đó góp phần mang lại chất lượng giấc ngủ được tốt hơn.
Tốt cho tóc
Chiết suất từ quả sung đã được sử dụng trong các loại dầu dưỡng tóc vì có khả năng cung cấp độ ẩm cho da đầu và khắc phục tình trạng tóc gãy rụng.
Hơn nữa, hợp chất trong quả sung như vitamin E, vitamin C và magie còn kích thích lưu thông máu trong da đầu, nhờ đó thúc đẩy nhanh quá trình mọc tóc.
Quả sung với bà bầu có tốt không?
Bà bầu có thể sử dụng quả sung với liều lượng thích hợp để có lợi cho sức khỏe trong suốt thời gian mang thai như:
- Hỗ trợ kiểm soát huyết áp và làm giảm nguy cơ tiền sản giật nhờ thành phần kali.
- Cải thiện tình trạng táo bón và một số vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa nhờ lượng chất xơ.
- Có thể cân bằng nồng độ axit trong cơ thể vì quả sung có tính kiềm.
- Cải thiện sắc tố da nhờ quả sung chứa hợp chất psoralens.
Tuy nhiên khi chọn dùng loại quả này, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại của cả người mẹ lẫn đứa trẻ trong bụng.
Vì nếu tiêu thụ quả sung quá nhiều thì dễ gây ra hiện tượng giảm huyết áp, giảm đường huyết, phân lỏng, bị dị ứng và một số tác dụng phụ khác.
Lưu ý khi sử dụng quả sung
Nhìn chung, việc dùng quả sung có lợi cho sức khỏe nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho phụ nữ mang thai, vì quả sung vốn có tác dụng bổ huyết và thông huyết nên có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Có thể chỉ nên dùng 5 quả sung Việt Nam sung/ngày, hoặc giống sung khác khoảng 1 – 2 quả/ngày.
- Dùng nhiều quả sung có thể gây tích lũy psoralens trong cơ thể, dẫn đến viêm da. Hoặc việc ăn sung với số lượng lớn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, làm tăng đường huyết và huyết áp.
- Có thể bị dị ứng với quả sung đối với những ai đang bị dị ứng phấn hoa, vì loại quả này thuộc họ mủ cao su.
Cách chọn mua quả sung
Chọn mua quả sung ngon sẽ giúp bạn hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng từ loại quả này và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại. Vậy hãy áp dụng cách chọn mua quả sung mà khoeplus24h gợi ý cho bạn như sau:
Quả sung tươi
Quả sung tươi có màu sắc (như nâu, vàng, xanh lam, tím đậm) và kích thước nhỏ to cũng khá đa dạng. Bạn nên chọn những quả sung chín có độ đàn hồi tốt khi chạm vào và có hương vị ngọt nồng khi nếm thử. Bề mặt vỏ quả có thể bị xước nhẹ cũng không sao.
Tránh chọn quả sung còn cứng hoặc bị dập, bầm và nổi nấm mốc, thậm chí xuất hiện mùi chua, thối.
Quả sung khô
Chọn mua quả sung khô có trong bao bì, nguồn gốc và thời hạn sử dụng rõ ràng. Khi kiểm tra, quả sung không có mùi lạ và xuất hiện nấm mốc.
Cách sử dụng quả sung
Tùy theo nhu cầu mà bạn chọn hình thức tiêu thụ quả sung khác nhau, như:
Quả sung tươi: Được biết đến là loại quả có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều chất dinh dưỡng nên quả sung tươi trở thành món ăn nhẹ tuyệt vời. Bạn có thể làm món tráng miệng, món salad hoặc làm mứt từ quả sung tươi.
Trước khi ăn, bạn nên rửa sạch quả sung dưới vòi nước và dùng tay chà nhẹ lên bề mặt của quả, tránh dùng bàn chải để chà. Sau đó, lau khô và ăn trực tiếp nguyên quả hoặc chế biến thành món ăn yêu thích. Bạn có thể gọt vỏ nếu như không thích.
Quả sung khô: Là loại quả chứa nhiều calo và đường, trái ngược lại với quả sung tươi. Vì thế, bạn có thể sử dụng quả sung khô để hỗ trợ điều trị táo bón tại nhà.
Bạn có thể ăn quả sung khô như các loại trái cây sấy khô khác, hoặc sử dụng trong các món bánh, món cháo hoặc ăn kèm với sữa chua.
Lưu ý: Khi sử dụng quả sung khô trong các món ăn, bạn nên ngâm quả sung khô vào nước hoặc nước ép trái cây để qua đêm, hoặc có thể đun sôi nhẹ với nước. Cách làm này sẽ giảm bớt bụi bẩn và giảm lượng đường có trong quả sung khô trước khi chế biến.
Lá sung: Lá sung có giá trị dinh dưỡng cao và được chế biến theo nhiều cách khác nhau, thậm chí bạn có thể sử dụng lá sung để làm màng bọc cho các món ăn có cơm và thịt. Ngoài ra, trà lá sung cũng có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Món ăn từ quả sung
Nộm sung
Sung được chế biến thành món nộm truyền thống hoặc kết hợp với tai heo giòn sựt, hòa lẫn vị chua ngọt của nước gỏi ăn rất lạ miệng. Bạn có thể dùng kèm với bánh đa nướng hoặc phồng tôm.
Mứt sung
Mứt sung có màu hồng đẹp mắt, trông giống mứt dâu tây nhưng có vị ngọt lịm và độ dẻo đặc trưng của quả sung. Đây là món ăn vặt có lợi cho sức khỏe và bạn có thể ăn không hoặc dùng kèm với bánh mì nướng để đổi mới khẩu vị.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ TRÁI CÂY:
- Tổng hợp các loại trái cây tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch
- Tổng hợp 15 loại trái cây tốt cho da mặt dễ dàng bổ sung nhất
- Tổng hợp những loại trái cây (hoa quả) tốt cho bà bầu
Hy vọng những chia sẻ phía trên, đã giúp bạn bổ sung thêm 12 tác dụng của quả sung với sức khỏe và đối với bà bầu cùng với cách dùng và những lưu ý khi sử dụng loại quả này rồi nhé!