12 tác dụng của dầu dừa đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết

0
(0)

Bạn đã từng sử dụng dầu dừa cho mục đích làm đẹp nhưng có thể chưa hiểu rõ hết về công dụng của loại dầu này. Vậy hãy để chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H bật mí cho bạn về 12 tác dụng của dầu dừa đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết ra sao nhé!

Dầu dừa là gì? Các loại dầu dừa

Dầu dừa là gì?

Dầu dừa là loại dầu được chiết xuất từ phần cùi thịt của những trái dừa khô. Nó có thể được chế biến theo 2 cách:

  • Chế biến khô: Trước tiên, người ta tách cùi dừa ra khỏi lớp vỏ dừa, rồi sấy khô bằng lửa hoặc nhiệt nóng của lò nung. Tiếp đó, cùi dừa sẽ được ép hoặc hòa tan với dung môi để tạo ra dầu dừa.
  • Chế biến ướt: Quy trình này, người ta sử dụng chiết xuất từ nước cốt dừa, thay vì phải dùng cùi dừa được sấy khô như quy trình chế biến trên. Tiếp theo, người ta cần phá vỡ cấu trúc của nhũ tương (được hình thành nhờ các protein trong nước cốt dừa) để thu được dầu dừa.

Nếu thực hiện bằng phương pháp đun sôi thông thường, sẽ làm cho dầu dừa dễ bị đổi màu và không có giá trị kinh tế cao. Vì thế, người ta cần sử dụng các kỹ thuật hiện đại (như máy quay ly tâm, máy ép trục vít,…) để tạo ra dầu dừa. Cách chế biến này mang lại năng suất thấp hơn so với cách chế biến khô vì cần phải đầu tư nhiều chi phí, thiết bị máy móc hơn.

Dầu dừa là gì?
Dầu dừa là gì?

Các loại dầu dừa

Bạn có thể tìm thấy 2 loại dầu dừa như sau:

Dầu dừa nguyên chất (VCO): Có thể được chế biến từ cùi dừa hoặc nước cốt dừa. Đối với cùi dừa, người ta đem xay phần thịt này bằng cách xay ướt hoặc xay khô, rồi sử dụng máy ép trục vít để chiết xuất ra dầu dừa. Ngoài ra, người ta có thể bào và sấy khô phần cùi dừa tươi sao cho đạt độ ẩm khoảng 10 – 12%, rồi dùng máy ép thủ công để chiết xuất dầu dừa.

Đối với nước cốt dừa tươi, người ta lên men khoảng 36 – 48 giờ, rồi làm nóng hỗn hợp lấy được phần dầu dừa hoặc có thể sử dụng máy quay ly tâm để tách được dầu dừa ra khỏi các chất lỏng khác. Thậm chí, dầu dừa có thể được chiết xuất từ phần bã khô còn lại sau khi lấy nước cốt dừa.

Trung bình, khoảng 170kg cùi dừa có thể chiết xuất ra khoảng 70 lít dầu dừa.

Dầu dừa nguyên chất (VCO)
Dầu dừa nguyên chất (VCO)

Dầu tinh luyện (RBD): Là loại dầu đã được khử mùi và tẩy trắng, cũng có thể làm từ phần cùi dừa, được ép trong máy ép thủy lực (nhiệt độ nóng) để chiết xuất ra dầu dừa. Bên cạnh đó, người ta có thể sử dụng phương pháp chiết xuất liên quan đến sự hoạt động của enzym alpha-amylase, proteasepolygalacturonase.

Dầu dừa tinh luyện không có vị dừa và hương thơm đặc trưng, nên không được sử dụng nấu ăn tại nhà, thay vào đó nó được sử dụng trong chế biến thực phẩm thương mại và các mỹ phẩm, dược phẩm.

Dầu tinh luyện (RBD)
Dầu tinh luyện (RBD)

Nói tóm lại, dầu dừa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, gồm có thực phẩm, dược phẩm, các sản phẩm công nghiệp và nấu ăn tại nhà. Vì có nhiệt độ nóng chảy ổn định, dầu dừa thích hợp cho việc nấu ăn ở nhiệt độ cao như rán và chiên. Hơn nữa, vì dầu dừa ít bị oxy hóa do chứa nhiều hàm lượng chất béo bão hòa, nên nó có khả năng chống ôi thiu, thời hạn sử dụng khá lâu từ 6 tháng cho đến 24 tháng mà không bị hỏng.

Tác dụng của dầu dừa

Từ rất lâu, dầu dừa đã được sử dụng trong đời sống vì nó mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, cụ thể là:

Cung cấp các chất béo lành mạnh

Dầu dừa chứa lượng các chất béo bão hòa đáng kể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các axit béo có thể thúc đẩy quá trình đốt chất béo trong cơ thể, đồng thời cung cấp năng lượng để giúp cho não bộ và các bộ phận cơ quan khác hoạt động. Ngoài ra, chúng còn làm tăng cholesterol HDL tốt trong máu, có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Dầu dừa còn chứa lượng lớn chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT). Khi bạn tiêu thụ các chất béo này, chúng sẽ có xu hướng đi thẳng đến bộ phận gan, để chuyển hóa thành năng lượng hoặc biến thành xeton. Trong khi đó, xeton được biết đến với tác dụng tốt cho não bộ và đang được nghiên cứu trong các phương pháp điều trị nhiều bệnh liên quan đến não, như bệnh Alzheimer và bệnh động kinh.

Cung cấp các chất béo lành mạnh
Cung cấp các chất béo lành mạnh

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch

Dầu dừa đã được sử dụng trong suốt nhiều thế kỉ, không chỉ phổ biến ở châu Á mà các nước phương Tây còn quan tâm đến việc dùng dầu dừa cho mục đích sức khỏe tim mạch.

Trong một nghiên cứu năm 1981, cho thấy dân số Tokelau, nằm ở khu vực các chuỗi đảo thuộc Nam Thái Bình Dương, có sức khỏe tốt và nhất là tỷ lệ mắc bệnh tim cũng rất thấp. Hoặc người Kitavan ở Papua New Guinea cũng có thói quen ăn nhiều dừa, kết hợp với nhiều thực phẩm khác nên có sức khỏe tốt, giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch
Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch

Làm tăng hàm lượng calo bị đốt cháy

Hàm lượng các axit béo trung tính chuỗi trung bình (MCTs) trong dầu dừa có thể làm tăng khoảng 5% số lượng calo bị đốt cháy trong vòng 24 giờ, nhiều hơn so với các axit béo chuỗi dài. Vì thế, ngoài việc kiểm soát hàm lượng calo tiêu thụ thì bạn cũng nên chú ý đến đặc tính của những chất tạo ra năng lượng để có được hiệu quả tốt hơn cho sức khỏe.

Làm tăng hàm lượng calo bị đốt cháy
Làm tăng hàm lượng calo bị đốt cháy

Có tác dụng kháng khuẩn

Dầu dừa cũng là một trong những thành phần chứa trong nước súc miệng, vì có chứa axit lauric tạo ra hợp chất monolaurin, và cả hai hợp chất này có thể tiêu diệt các mầm bệnh gây hại như vi khuẩn, nấm và vi rút:

Chất axit lauric đã được chứng minh có thể tiêu diệt được vi khuẩn Staphylococcus aureus, gây ra bệnh nhiễm trùng tụ cầu và nấm men Candida albicans.

Một số bằng chứng khác chỉ thêm rằng: việc dùng dầu dừa để súc miệng, sẽ có lợi cho quá trình vệ sinh răng miệng.

Có tác dụng kháng khuẩn
Có tác dụng kháng khuẩn

Giảm cảm giác thèm ăn

Chất béo MCT góp phần làm giảm sự thèm ăn, tạo điều kiện tốt cho bạn giảm cân hiệu quả. Vì chất béo MCT có thể chuyển hóa một phần thành xeton – có thể khắc phục được cảm giác thèm ăn.

Như trong nghiên cứu được tiến hành trên 14 người đàn ông khỏe mạnh, kết quả cho thấy: những người bổ sung MCT vào bữa sáng thường sẽ tiêu thụ ít calo hơn vào bữa trưa.

Giảm cảm giác thèm ăn
Giảm cảm giác thèm ăn

Có thể làm giảm co giật

Các chất béo trung tính chuỗi trung bình MCTs trong dầu dừa còn có khả năng làm tăng nồng độ xeton trong máu, nhờ đó giảm bớt tình trạng co giật thường gặp ở trẻ khi bị động kinh.

Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu hiện đã và đang nghiên cứu chế độ ăn kiêng ketogenic, chứa hàm lượng carbs ít nhưng lại bổ sung nhiều chất béo để điều trị một số chứng rối loạn chuyển hóa. Trong đó, phương pháp này cũng có dấu hiệu tích cực đến việc điều trị chứng động kinh ở trẻ em.

Có thể làm giảm co giật
Có thể làm giảm co giật

Tăng hàm lượng cholesterol tốt

Nhờ chất béo bão hòa có trong dầu dừa mà loại dầu này có thể làm tăng hàm lượng cholesterol HDL tốt, đồng thời chuyển một phần cholesterol LDL xấu thành dạng ít gây hại hơn, nhờ đó cải thiện được quá trình trao đổi chất và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nghiên cứu, gồm 40 người phụ nữ, chứng minh việc dùng dầu dừa làm giảm tổng hàm lượng cholesterol và cholesterol LDL xấu, đồng thời làm tăng cholesterol HDL tốt so với việc dùng dầu đậu nành.

Nghiên cứu khác diễn ra trên 116 người lớn chỉ thêm: áp dụng chế độ ăn kiêng gồm dầu dừa có thể làm tăng mức cholesterol HDL tốt ở những bệnh nhân động mạch vành.

Tăng hàm lượng cholesterol tốt
Tăng hàm lượng cholesterol tốt

Tăng cường chức năng của não

Bệnh Alzheimer thường gặp ở người lớn tuổi, đây là nguyên nhân gây ra chứng giảm sút trí tuệ, vì có thể hàm lượng glucose không đủ để tạo ra năng lượng hoạt động cho não. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng: xeton có thể trở thành nguồn năng lượng thay thế cho các tế bào não đang có vấn đề để giảm bớt triệu chứng của bệnh Alzheimer.

Nhờ chứa các axit béo MCTs – có thể chuyển hóa thành xeton, nên dầu dừa cũng có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của não cũng như giảm thiểu tình trạng bệnh Alzheimer.

Tăng cường chức năng của não
Tăng cường chức năng của não

Hỗ trợ làm giảm mỡ bụng

Mỡ bụng, gồm có mỡ nội tạng thường tích tụ trong khoang bụng và xung quanh các bộ phận bên trong cơ thể. Việc béo bụng thường liên quan đến nhiều bệnh mãn tính và dầu dừa có thể kiểm soát sự thèm ăn và tăng cường đốt cháy chất béo nên có thể hỗ trợ giảm mỡ bụng, nhờ đó góp phần giảm cân hiệu quả.

Nghiên cứu, kéo dài 12 tuần, diễn ra trên 40 phụ nữ béo bụng cho thấy: việc dùng mỗi ngày 30ml dầu dừa làm giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) đáng kể, kèm với số đo vòng eo.

Nghiên cứu khác, diễn ra trong 4 tuần với 20 người đàn ông mắc bệnh béo phì cho thấy: khi dùng 30ml dầu dừa mỗi ngày giảm được số đo vòng eo đến 2.86cm.

Hỗ trợ làm giảm mỡ bụng
Hỗ trợ làm giảm mỡ bụng

Hỗ trợ sức khỏe làn da

Dầu dừa còn là sản phẩm tuyệt vời cho sức khỏe làn da, như: Bảo vệ làn da tránh khỏi tia cực tím (UV) của mặt trời, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư da, hình thành nếp nhăn và các đốm nâu sạm; dưỡng ẩm cho các vùng da thường hay bị nứt khô như ở gót chân, khuỷu tay và tay.

Không những vậy, dầu dừa còn có thể chống lại sự nhiễm trùng nấm men thường xảy ra ở những vùng ẩm ướt trên cơ thể như ở khoang miệng và khu vực âm đạo.

Đồng thời chúng còn giúp cải thiện sức khỏe của lớp biểu bì trên da, nhất là điều trị các vết sần bằng cách mát-xa một lượng nhỏ dầu dừa thoa đều trên da; dưỡng ẩm và làm dịu môi bị khô nứt trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc do cơ địa của mỗi người.

Hỗ trợ sức khỏe làn da
Hỗ trợ sức khỏe làn da

Tăng cường sự trao đổi chất

Do chứa hàm lượng chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCTs) đáng kể, dầu dừa trở thành thực phẩm hỗ trợ tăng cường quá trình trao đổi chất. Bằng chứng trong một nghiên cứu cho thấy: việc tiêu thụ 15 – 30g MCTs có thể làm đốt cháy trung bình 120 calo trong khoảng 24 giờ.

Tăng cường sự trao đổi chất
Tăng cường sự trao đổi chất

Cải thiện sức khỏe răng miệng

Nhờ đặc tính kháng viêm, dầu dừa trở thành nguyên liệu có lợi trong việc cải thiện sức khỏe răng miệng. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu cho thấy: việc đáng răng có thành phần dầu dừa sẽ làm giảm đáng kể tình trạng viêm và hình thành mảng bám ở các thanh thiếu niên bị viêm nướu.

Cải thiện sức khỏe răng miệng
Cải thiện sức khỏe răng miệng

XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ THỰC PHẨM DINH DƯỠNG:

Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã biết thêm về 12 tác dụng của dầu dừa đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết ra sao nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Lương Bá Trọng
Lương Bá Trọng
Chào các bạn, mình là Bá Trọng. Mình luôn quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng. Mình thích tìm hiểu và chia sẻ những kiến thức hữu ích về sức khỏe để mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan