Quả cóc là loại trái cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, sở hữu vị chua nhẹ và dễ dàng chế biến thành các món ăn thơm ngon. Tuy nhiên, bạn đã biết ăn cóc có tác dụng gì hay chưa? Cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Quả cóc là quả gì?
Quả cóc thuộc loại cây thân gỗ, quả mọc thành chùm khi sống có màu xanh vị chua và giòn, vỏ có thể trơn láng hoặc chứa các đốm màu xám. Khi chín quả cóc dần chuyển sang màu vàng từ vỏ đến ruột và có mùi thơm.
Quả cóc có thịt dày, cứng và giòn có thể ăn sống, chế biến thành món ăn hoặc làm nước ép đều được. Ngoài ra quả cóc còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao.
Ngoài cung cấp 69,12 calo thì trong 100 quả cốc tươi chứa nhiều nước và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, cụ thể như sau:
- 80g nước.
- 10g carbohydrate.
- 0,27g chất béo.
- 0,88g protein.
- 250mg kali.
- 3mg natri.
- 3mg sắt.
- 22mg phosphor.
- 9,47mg canxi.
- 36mg vitamin C.
- Vitamin A.
- Vitamin B.
Tác dụng của quả cóc
Giúp trị ho
Trong quả cóc chứa dưỡng chất long đờm tự nhiên nên bạn chỉ cần sử dụng vài miệng thì sẽ thấy tình trạng ho giảm đi nhanh chóng. Loại trái cây này sẽ khiến cổ họng của bạn cảm thấy dễ chịu và thanh mát hơn.
Quả cóc và cả lá của chúng đều có tác dụng trị ho hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy khoảng 3 – 4 lá cóc đã rửa sạch ngâm trong nước nóng cho tinh chất trong lá thoát ra, thêm vào 1 ít mật ong và uống khi còn ấm sẽ giúp giảm các triệu chứng ho.
Ngoài ra quả cóc có thể ép lấy nước, thêm vào 1 ít muối ăn và uống ngày 3 – 4 lần cũng là giảm ho hiệu quả.
Kiểm soát lượng cholesterol
Trong quả cóc có chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này có khả năng chuyển hóa cholesterol thành axit mật giúp các mạch máu hoạt động trơn tru, bền bỉ khi lưu thông máu từ tim đến các bộ phận khác. Từ đó, có thể giúp cơ thể kiểm soát được lượng cholesterol trong máu.
Nếu bạn giữ thói quen ăn cóc thường xuyên, với tần suất hợp lý sẽ giúp nồng độ cholesterol trong máu luôn ở trạng thái cân bằng.
Tốt cho mắt
Vitamin A có trong quả cóc giúp góp phần duy trì thị lực tốt, làm chậm quá trình suy giảm thị lực do tuổi tác. Cũng như góp phần ngăn chặn khả năng mắc bệnh quáng gà của mắt.
Theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể sử dụng nước sắc từ lá của cây cóc điều trị triệu chứng đau mắt.
Cải thiện hệ miễn dịch
Lượng vitamin C có trong quả cóc giúp cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích sự hoạt động của các tế bào bạch cầu. Cung cấp đủ vitamin C sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh cảm cúm thông thường do vi khuẩn gây ra.
Ngoài ra lượng vitamin C trong quả cóc còn giúp duy trì cấu trúc da. Cũng như hỗ trợ giúp vết thương trên da mau lành hơn.
Ngăn lão hoá sớm
Vitamin C được biết đến như một loại vitamin tốt cho da mặt và giữ được vẻ đẹp của da. Bởi nó có thể bảo vệ các protein, lipid, carbohydrate,… khỏi tác động của các gốc tự do và các chất ô nhiễm gây ra. Nhờ vậy mà quả cóc còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm của da.
Hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hoá
Lượng chất xơ dồi dào có trong quả cóc sẽ giúp cho bạn có một hệ tiêu hóa khỏe hơn. Hàm lượng nước có trong quả cóc sẽ giúp cải thiện tình trạng mất nước, giúp làm sạch ruột. Quả cóc được cho là có khả năng giảm các triệu chứng táo bón và khó tiêu.
Hơn nữa, cóc tươi hoặc ngâm và nước ép cóc rất tốt cho các trường hợp ăn uống kém tiêu, đầy bụng. Nguyên nhân chính bởi loại trái cây này giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, cải thiện chức năng đường ruột.
Giúp giảm cân
Hàm lượng nước và chất xơ có trong quả cóc sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa trong dạ dày, làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn. Từ đó, giúp hạn chế được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Bạn có thể chế biến thành các món ăn như nộm, salad, nước sốt,…
Quả cóc có lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vì thế nó được xem là một loại quả có khả năng hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Khắc phục bệnh thiếu máu
Trong quả cóc có chứa chất sắt và vitamin B1 đây là hai chất quan trọng giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và tăng cường vận chuyển oxy máu đi khắp cơ thể. Giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu đến các mô tế bào, từ đó giúp cơ thể hạn chế tình trạng thiếu máu.
Tốt cho da
Vitamin C trong quả cóc có khả năng tăng sản xuất collagen, giúp da căng mọng, đàn hồi và hồng hào hơn.
Khả năng kháng khuẩn vốn có trong vitamin C còn giúp cho da chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm da do vi khuẩn xâm hại. Giúp các vết thương, thâm sẹo trên da nhanh hồi phục.
Ngoài ra, chiết xuất từ lá cóc còn được xem như một chất thay thế cho kem dưỡng, rễ của cây cóc thì có thể điều trị các bệnh ngứa ngoài da.
Sức khoẻ dẻo dai
Hàm lượng dinh dưỡng có trong quả cóc góp phần quan trọng trong việc tăng sức bền cho cơ thể. Đường Saccarose trong cóc giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống, đem lại năng lượng và sức khỏe dẻo dai cho cơ thể.
Trị cảm cúm
Trong quả cóc chứa lượng lớn vitamin C và acid ascorbic giúp kích thích quá trình sản sinh bạch cầu, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. TỪ đó, bảo vệ cơ thể khỏi môi trường bên ngoài. Loại trái cây này có tác dụng ngăn sự tấn công của các virus gây bệnh.
Giảm nguy cơ mắc sỏi mật
Ngoài trị cảm cúm, hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả cóc hỗ trợ chuyển hóa cholesterol thành axit mật. Giúp nồng độ cholesterol trong máu luôn ở trạng thái cân bằng. Ăn cóc thường xuyên giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cũng như bệnh lý mỡ máu khác.
Tốt cho người tiểu đường
So với các loại trái cây khác, lượng đường trong quả cóc không quá cao, thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường sử dụng mà không cần lo lắng ảnh hưởng chỉ số đường huyết. Hơn nữa, nó hỗ trợ điều hòa nồng độ cholesterol trong máu.
Làm nhanh lành vết thương
Nhờ chứa một lượng lớn vitamin A và vitamin C sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi mô tổn thương, khiến nó liền sẹo nhanh chóng giúp chữa lành vết thương ở niêm mạc và da. Chưa dừng ở đó, nó ngăn ngừa viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công, hỗ trợ miễn dịch.
Bảo vệ xương và răng chắc khỏe
Bên cạnh các vitamin nhóm A, C thì quả cóc bổ sung cho cơ thể lượng lớn canxi và phosphor. Hai khoáng chất này vừa giúp bảo vệ lớp men răng khiến răng chắc khỏe vừa làm chắc khỏe xương.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư
Như giới thiệu ở trên, trong quả cóc chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp điều hòa nồng độ cholesterol trong máu, giúp giảm và ngăn ngừa quá trình hình thành mảng xơ vữa. Nó giúp người dùng tránh nguy cơ các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch,…
Ngoài ra, vitamin C kết hợp với các chất chống oxy hóa trong quá cóc hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ
Nhờ cơ chế điều hòa nồng độ cholesterol trong máu, vitamin và các khoáng chất trong quả cóc giúp hạn chế sự hình thành các mảng vữa xơ gây tắc hoặc hẹp mạch máu, đặc biệt ở khu vực não. Nếu bạn ăn thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Chữa lỵ
Mặc dù phần vỏ ngoài của quả cóc có vị hơi chát nhưng chữa bệnh lỵ vô cùng hiệu quả. Người mắc kiết lỵ có thể dùng vỏ xanh bên ngoài, sắc nước uống hoặc sử dụng quả tươi đã rửa sạch ăn trực tiếp. Đặc biệt, nó chứa nhiều nước và chất điện giải như natri, kali,…
Giảm tình trạng cao huyết áp
Một trong những nguyên nhân chính của bệnh tăng huyết áp chính là nồng độ cholesterol trong máu quá cao. Khi đó, ăn quả cóc với tần suất hợp lý sẽ điều chỉnh cholesterol luôn ở trạng thái ổn định, giúp giảm tình trạng cao huyết áp.
Tác hại của quả cóc khi ăn quá nhiều
Quả cóc là một loại trái cây có vị chua thanh không quá gắt và hàm lượng vitamin C dồi dào. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng quá nhiều khiến acid dạ dày tăng lên, đặc biệt thời điểm cơ thể đang đói, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, quả cóc chứa một lượng lớn chất xơ, nên nếu bạn dùng quá nhiều sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giảm cảm giác thèm ăn ở các bữa chính. Như vậy, càng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bản thân.
Những lưu ý khi ăn cóc
Để đảm bảo cơ thể hấp thụ đầy đủ các vitamin và khoáng chất trong quả cóc. Đồng thời, tránh được các ảnh hưởng tiêu cực bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
- Bạn có thể uống một ly nước ép hoặc ăn quả cóc sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ, vừa giúp tráng miệng vừa hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn không nên ăn nhiều hơn 500g quả cóc tươi một ngày.
- Khi dạ dày ở trạng thái rỗng, bạn không nên uống nước ép cóc hoặc ăn cóc tươi. Đặc biệt, những người mắc bệnh lý về dạ dày nên hạn chế ăn, không nên ăn thường xuyên và quá nhiều loại trái cây kể trên.
Câu hỏi liên quan tác dụng của quả cóc
Quả cóc chứa nhiều chất dinh dưỡng mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về số lượng quả cóc có thể ăn nếu dạ dày có vấn đề, cụ thể như sau:
- Nên ăn bao nhiêu quả cóc? Để thụ hưởng được toàn bộ những lợi ích sức khỏe của quả cóc cũng như tránh được ảnh hưởng tiêu cực của nó bạn chỉ nên ăn khoảng 300g/ngày.
- Có nên uống nước ép cóc mỗi ngày không? Sau bữa ăn chính, bạn có thể sử dụng nước ép cóc như một món ăn nhẹ hoặc tráng miệng. Tuy nhiên người dùng không thể thay thế nó cho nước lọc, đồng thời không thêm quá nhiều đường và chất tạo ngọt.
Quả cóc làm món gì ngon?
Với quả cóc, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất, giá thành rẻ, chẳng hạn như:
- Nước ép: Nước ép cóc, nước ép cóc sơ ri, nước ép cóc mận, nước ép cóc ổi, nước ép cóc táo, nước ép cóc dừa hay nước ép cóc xoài.
- Món ăn vặt: Cóc dầm bò khô, bạch tuộc lắc cóc non, cóc non ngâm chua ngọt, chân gà sốt thái cóc non, ô mai cóc, cóc dầm muối ớt, cóc xí muội.
- Món gỏi: Cóc non trộn thịt bò, gỏi cóc xanh, nộm cóc xanh tôm khô.
Xem thêm:
- Quả quất – quả tắc là quả gì? 5 tác dụng của quả quất đối với sức khoẻ
- Bòn bon là gì? 6 tác dụng của quả bòn bon (dâu da đất) cho sức khoẻ
- 11 tác dụng của quả đào thơm ngon, ngọt mát bạn cần biết
Qua những thông tin kể trên, KHOEPLUS24H đã giới thiệu, trả lời câu hỏi ăn cóc có tác dụng gì và một số lưu ý cần biết khi sử dụng loại trái cây này. Hãy thêm quả cóc vào danh sách những món ăn của gia đình để tăng cường sức khỏe cho cả nhà nhé!
Nguồn tham khảo: WebMD.